Tin liên quan
Doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp thuần Việt bằng những cách thức, thủ thuật nào, chuyên gia nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này?
Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang ( nguồn: giaoducvietnam.com.vn)
Các liên doanh cùng ngành nghề thường xảy ra hiện tượng chuyển giá. Trong hợp đồng liên doanh, phía nước ngoài thường hay yêu cầu phíaViệt Nam tiêu thụ một số sản phẩm của mình được sản xuất từ nước ngoài và kê giá cao hơn giá các mặt hàng khác cùng loại, cùng cấp độ thương hiệu. Ngoài việc lách thuế do chênh lệch chính sách thuế ở các quốc gia thì gian lận về giá bán trong liên doanh cũng là lý do chính mà phiá nước ngoài thực hiện ‘chuyển giá’ vào liên doanh trong nước. Ngoài chuyển giá trong thành phẩm còn có chuyển giá một số nguyên liệu đầu vào. Trong chiến lược của ngay cả các tập đoàn đa quốc gia làm ăn chuyên nghiệp thì họ chỉ đầu tư công nghệ - nhà máy ở một vài quốc gia và chỉ cần ở một nơi nào đó chính quyền địa phương quản lý giá không chặt chẽ là chiêu trò này sẽ được mang ra áp dụng ngay lập tức. Chuyển giá không chỉ xảy ra trong các liên doanh ngành ôtô hay điện tử trước đây, mà còn ngay cả trong liên doanh bánh kẹo, đồ uống.
Một trong những chiêu trò gia tăng chi phí đó là chi phí quản lý và chi phí quảng cáo. Phía nước ngoài, với lý do chính đáng là mang các chuyên gia từ nước ngoài sẽ gia tăng quỹ lương thấy nóng mặt, bao gồm lương cao ngất ngưởng, cộng với các chế độ đãi ngộ cao cấp khác như tiền thuê nhà xịn, tiền chi phí gia đình, tiền học, tiền golf membership, xe hơi sang, bảo vệ nhà cửa…tất tần tật đều có thể bị lợi dụng để kê vào chi phí quản lý cho các chuyên gia nước ngoài…
Đầu tư dài hạn cho đối tác bị hụt hơi
Đổi tên công ty – Tái cấu trúc thương hiệu
Các điều khoản về giá trị thương hiệu, thương quyền…gần như bị xem xét một cách sơ sài. Chẳng hạn việc nâng cấp hình ảnh thương hiệu chỉ cần bỏ ra một số tiền vài trăm nghìn USD (nếu làm đúng vẫn có thể thành công) thì doanh nghiệp chấp nhận liên doanh để phiá đối tác mặc dù đầu tư đến hàng chục triệu USD mà vẫn thất bại.
Động thái này khá phổ biến trong các liên doanh mà báo chí đã nêu, cũng như được đưa vào các kịch bản phim truyền hình. Những năm 90 khi đất nước bước vào giai đoạn mở cửa với Luật Đầu tư Nước ngoài, cạnh tranh xảy ra giữa các đối tác nước ngoài với số ít doanh nghiệp trong nước với thương quyền liên doanh bắt buộc. Một số giám đốc đại diện doanh nghiệp phía Việt Nam là đối tượng săn đón của các nhà đầu tư đối tác liên doanh phiá nước ngoài. Các suất học bổng du học Mỹ hay Úc, xe hơi xịn, các chuyến tham quan nước ngoài là quà tặng tiêu biểu tạo ra sức cám dỗ to lớn...
Trả lương cao
Thâu tóm cổ đông
Một doanh nghiệp Việt Nam đã có thương hiệu mạnh thì rất khó bị thâu tóm. Vinamilk, Bibica… là những trường hợp mà khi đặt lên bàn đàm phán, phiá nước ngoài không thể thậm chí là không dám nghĩ đến phương án xoá bỏ thương hiệu.
Hiện tượng này đã xảy ra khá nhiều trong ngành xi măng, sắt thép và khai thác khoáng sản. Với quan điểm ‘cũ người mới ta’ nhiều người bấm bụng chấp nhận để họ mang vào Việt Nam những thiết bị cũ rich và công nghệ lạc hậu, thậm chí là công nghệ bẩn. Trong thực tế đôi khi chúng ta thật sự cần những hệ thống và thiết bị cũ người mới ta, nhưng điều quan trọng là đánh giá giá trị thật của nó. Trong tình trạng trước đây đất nước còn nghèo, chậm phát triển, thiết vốn… nhiều người trong chúng ta đã từng chấp nhận điều này, nhưng cho đến nay khó mà tìm thấy những lý do nêu trên còn mang tính thuyết phục nữa.
Chỉ cần phút giây thiếu sang suốt, việc chấp nhận công nghệ cũ, công nghệ bẩn sẽ là nỗi ân hận cho doanh nhân sau này.
Nhầm lẫn về thương hiệu
Ở một trạng thái khác, một số doanh nghiệp phân phối trong nước cứ tưởng lầm ‘thương hiệu nước ngoài’ là của mình (như trường hợp Thủy Lộc - Shiseido) và phát biểu rất nhiều trên báo chí về những nỗ lực ‘đầu tư’ cho thương hiệu ngoại mà quên câu châm ngôn ‘công anh bắt tép nuôi cò…’. Nhà phân phối đầu tiên của thương hiệu sữa XO (Hàn Quốc) cũng vậy.
(Võ Văn Quang – chuyên gia thương hiệu)
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong (nguồn: vtc.vn)
“Đừng để họ nuốt mình”
Về các “chiêu” thâu tóm, thì mỗi doanh nghiệp có một cách riêng nhưng thường là họ tăng lỗ lên để doanh nghiệp VN không chịu được phải bán lại cổ phần, đó là cái “mẹo” lớn nhất, hoặc thứ hai nữa là họ thương lượng và mua một cục luôn, để DN Việt Nam bán hẳn cổ phần cho họ. Cũng tùy từng trường hợp cụ thể chứ còn chiêu thức thì vô tận, DN nước ngoài họ giấu thì ai biết được.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở VN hiện nay rất khó bị đối tác thâu tóm, vì họ đã có thế mạnh và chỗ đứng trong thị trường, có thương hiệu uy tín, như Tân Hiệp Phát với chuỗi sản phẩm đồ uống hiện nay.
THP yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp Ngày 13/4, Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ Tân Hiệp Phát đã có đơn gửi Bộ Công thương, Cục quản lý cạnh tranh, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam để yêu cầu làm rõ những dấu hiệu về việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến công ty. Theo đơn của công ty này thì vừa qua, lợi dụng vụ việc liên quan đến công ty xảy ra ở Tiền Giang, trong khi các cơ quan hữu trách còn đang điều tra làm rõ thì đã có hàng loạt những thông tin xuyên tạc, không đúng sự thật liên quan đến công ty đã được các trang mạng xã hội đồng loạt đăng tải. Không những vậy, bên cạnh những thông tin, bài viết bóp méo sự thật, trên các trang mạng xã hội này còn tổ chức người dùng đưa ra các bình luận kích động, khiếm nhã và lôi kéo cộng đồng mạng tham gia vào chiến dịch tẩy chay THP một cách rầm rộ, cực đoan. Nghiêm trọng hơn, hàng loạt Facebook lấy tên THP xuất hiện, nhiều hình ảnh cá nhân lãnh đạo cũng như các nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu của công ty bị Facebook này chỉnh sửa làm biến dạng, làm xấu đi hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng… Cũng trong đơn yêu cầu này, THP mong muốn Bộ Công thương, Cục quản lý cạnh tranh, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam có biện pháp tích cực và kịp thời để ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã và đang xảy ra nhằm vào công ty để tạo sự an tâm và bền vững cho doanh nghiệp Việt cũng như đảm bảo quyền lợi của NTD. Thiên Di (ghi) |
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy