Đôla Mỹ “cứng” hơn cả thép
04/09/2015 09:59:40
ANTT.VN - Khi John Pierpont Morgan mua công ty kinh doanh thép Andrew Carnegie và kết hợp với hai đối thủ cạnh tranh để tạo ra thương hiệu thép Mỹ vào năm 1901, một công ty trị giá tỷ đô la đầu tiên trên thế giới ra đời. Vào thời điểm đó, giá trị thị trường của nó vào khoảng 1.4 tỉ đôla - tương đương khoảng 33 tỉ đô la hiện nay. Nhưng công ty này hiện nay có giá trị nhỏ hơn một phần mười so với con số đó, chỉ dưới 2.5 tỷ đôla.

Tin liên quan

Ảnh minh họa. Photo: Bloomberg

Trong khi ngành công nghiệp thép đã mờ dần ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn trong thời gian gần đây. Đồng đô la Mỹ mạnh, kết hợp với một nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, khiến cho một số lượng lớn thép giá rẻ ở nước ngoài tràn vào Mỹ, nhấn chìm ngành sản xuất thép trong nước. Nhập khẩu trung bình hàng tháng tăng vọt gần 1 triệu tấn trong năm 2014, tăng 38 % so với năm 2013. Sáu tháng đầu năm nay, lượng thép nhập khẩu trung bình khoảng 3.3 triệu tấn một tháng, tương đương con số năm ngoái. Rất nhiều trong số đó là đến từ Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Mặc dù nền kinh tế đã nguội dần, nhu cầu thép vì thế cũng hạ nhiệt, các nhà máy của Trung Quốc vẫn giữ lượng sản xuất như thường lệ. Phần lớn sản lượng dư thừa được chuyển ra nước ngoài. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 28 % so với cùng kỳ năm 2014.

Sự mất giá gần đây của đồng nhân dân tệ có thể làm cho thép Trung Quốc thậm chí còn hấp dẫn hơn cho khách hàng Mỹ. Xuất khẩu từ Brazil và Nga thực tế cũng có tăng do đồng rúp đã giảm mạnh so với đồng đôla.

Các nhà sản xuất thép của Mỹ đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cố để kéo sản xuất trở lại. Andrew Lane, chuyên gia phân tích tại Morningstar, dự kiến sản lượng thép sẽ vào khoảng 85 triệu tấn trong năm nay, giảm so với con số 98 triệu tấn vào năm 2007. "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ có thể quay trở lại mốc đó cho đến năm 2020," Lane nói.

Nhung điều đặc biệt khó khăn cho ngành công nghiệp Mỹ, nhà sản xuất thép lớn thứ 2 của nước này sau  Nucor là việc công ty này bị thua lỗ trong hai quý đầu năm nay và đã sa thải hơn 1,700 nhân viên, giảm tổng lực lượng lao động của nó xuống 34,000. "Đồng đôla mạnh không hẳn là dấu hiệu tốt," Mario Longhi, giám đốc điều hành US Steel gốc Brazil cho biết. Ông Longhi nói rằng các nhà sản xuất nước ngoài đã bán phá giá thép tại Mỹ trong nhiều năm, và luật thương mại cần phải được cải tiến để đối phó với vấn đề này. "Pháp luật của chúng tôi đã không bắt kịp với thế kỷ 21", ông nói.

Kể từ tháng sáu, các nhà sản xuất thép của Mỹ đã nộp ba hồ sơ kiện tới các Sở Thương mại, cáo buộc rằng các nước như Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể được hưởng lợi từ chính phủ trợ cấp và bán thép ra nước ngoài với giá rẻ hơn so với nội địa, vi phạm luật thương mại quốc tế.

Mặc dù một đồng đôla mạnh là đặc biệt xấu cho các công ty ở đầu của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như các nhà sản xuất thép, nó đè nặng lên toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ. Sau khi tăng trưởng nhanh hơn so với những ngành còn lại của nền kinh tế trong những năm đầu của thời kỳ phục hồi, hoạt động sản xuất được đo bằng chỉ số sản xuất ISM Index đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm vào tháng Tám.

Sản xuất có nhiều dấu hiệu bị thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục trong năm thứ ba liên tiếp. Điều đó làm nản sự nhiệt huyết xung quanh xu hướng " reshoring - đưa sản xuất ở nước ngoài trở về nguồn " hay mang lại công ăn việc làm từ các nhà máy gia hiện đang thuê nước ngoài sản xuất quay trở về Mỹ. Việc tăng lương ở Trung Quốc đã giúp cho công nhân Mỹ trở lên cạnh tranh hơn. Nhưng đồng USD mạnh, cùng với tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, có thể làm giảm những lợi ích trên, Harry Moser, người sáng lập của sáng kiến ​​“Reshoring”, nhóm các công ty và hiệp hội thương mại mang lại công việc sản xuất trở lại Mỹ nói "Đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi."

Thúy Anh (Bloomberg)

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến