Tin liên quan
Theo tổng Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (National Bureau of Statistics of China), Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm nhích lên mức 2,3% trong tháng 2, tăng mạnh so với mức 1,8% trong tháng 1/2016 và cao hơn mức dự báo 1,9% của các nhà phân tích.
Đây là sự gia tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2014.Lạm phát tăng là do giá lương thực leo thang với mức tăng 7,3% và lạm phát phi thực phẩm tăng 1,0%.
Năm 2016, Trung Quốc đặt mục tiêu duy trì lạm phát của giá tiêu dùng ở mức khoảng 3% để phản ánh các yếu tố như chi phí lao động tăng cao, biến động giá cả của các sản phẩm nông nghiệp và tác động của cải cách giá hơn nữa.
Số liệu thương mại của Trung Quốc phát hành vào thứ 3 cũng cho thấy điểm yếu cố hữu của nền kinh tế nước này. Trong tháng 2, cả nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc cùng lao dốc mạnh, cho thấy nhu cầu của Trung Quốc với những hàng hóa cơ bản như dầu thô, quặng sắt và đồng cùng giảm, và nhu cầu của thị trường thế giới đối với hàng hóa của nước này cũng lao dốc.
Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tính bằng đồng USD giảm 25,4% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2009, sau khi giảm 11,2% trong tháng 1. Nhập khẩu giảm 13,8% so với cùng kỳ 2015, sau khi giảm 18,8% trong tháng 1.
Theo tờ Financial Times, chỉ số nhà quản trị sức mua (PMI) chính thức của ngành sản xuất Trung Quốc giảm xuống 49 điểm trong tháng 2, từ 49,8 điểm trong tháng 1, bằng với mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Đây cũng là tháng thứ 7 liên tiếp mà hoạt động sản xuất của Trung Quốc suy giảm.
Chỉ số PMI chính thức ngành dịch vụ của Trung Quốc cũng giảm trong tháng 1, xuống còn 52,7 điểm, thấp nhất kể từ tháng 12/2008.
Một báo cáo của công ty nghiên cứu tư nhân Caixin mới đây tỏ ra quan ngại đến việc các nhà máy của Trung Quốc đang ồ ạt sa thải nhân công. “Trong tháng 2, số công nhân đang giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/2009”, chuyên gia He Fan của Caixin Insight cho biết. “Các công ty giảm số nhân công đều đưa ra nguyên nhân là chính sách tinh giảm hoạt động nhằm tiết kiệm chi phí, cùng với đó là không thay thế những công nhân nghỉ việc tự nguyện”.
Với mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% trong năm 2016, các chuyên gia đến từ ngân hàng ANZ e ngại rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ phải có thêm biện pháp kích thích tăng trưởng trong kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Việc lạm phát đang tăng, cùng với lo ngại các nhà chính sách nước này sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng đang khiến đồng nhân dân tệ chỉ mới phục hồi nhẹ so với đồng USD trong thời gian ngắn đang có tín hiệu giảm trở lại. Năm ngoái, những nỗ lực bảo vệ tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã tiêu tốn của Trung Quốc 513 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Theo dữ liệu của Bloomberg, một lượng vốn kỷ lục lên tới 1 nghìn tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc ra nước ngoài trong năm 2015.
Theo ndh.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy