Tin liên quan
Những ngày cuối cùng của năm 2015, sự kiện IPO Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) với 77,8 triệu cổ phần, tương đương 3,47% vốn điều lệ trở thành sự kiện IPO lớn nhất trong năm qua.
Bước sang 2016, ACV cho biết sẽ hoạt động theo 2 giai đoạn, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước từ ngày 01/01 đến ngày 31/03/2016 và bắt đầu trở thành công ty cổ phần từ ngày 01/04/2016 với 75% vốn nhà nước.
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 16/3 tới đây, ACV đã có tờ trình về tiền lương, thù lao trong 9 tháng (từ 1/4 - đến 31/12/2016) của ACV dành cho 5 thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát là hơn 4,4 tỷ đồng, tính bình quân khoảng 110,7 triệu đồng/tháng.
Trong đó, 2 thành viên chuyên trách tại Hội đồng Quản trị sẽ được nhận lương bình quân 134 triệu đồng mỗi tháng, 3 người thuộc Ban Kiểm soát có thu nhập 95 triệu đồng/tháng.
Theo tờ trình ĐHĐCĐ lần 1, lãnh đạo ACV nhận lương hơn 100 triệu đồng mỗi tháng
Thông tin trên nhận được sự quan tâm của dư luận ngay lần đầu tiên ACV – Tổng công ty 100% vốn nhà nước công khai mức lương khủng của dàn lãnh đạo cấp cao.
ACV cùng với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam – VATM là những đơn vị nòng cốt của ngành hàng không. Doanh nghiệp này hiện đang là đơn vị độc quyền quản lý tất cả 22 sân bay dân dụng tại Việt Nam, bao gồm 07 Cảng hàng không quốc tế và 15 Cảng hàng không địa phương.
Số vốn điều lệ của Tổng công ty sau cổ phần hóa là 22.431 tỷ đồng, trong đó vốn của Nhà nước chiếm 75% - tương ứng 16.823 tỷ đồng.
Theo bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng mà ACV công bố trước đó, Tổng công ty có 100% vốn Nhà nước này còn treo gần 300 tỷ đồng nợ xấu do các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng có khả năng thu hồi.
Cụ thể, tính đến ngày 30/06/2015, ACV còn treo khoản phải thu quá hạn từ 1-2 năm của công ty CP Hàng không Me Kong (Air Mekong) trị giá 25,9 tỷ đồng và khoản nợ phải thu quá hạn trên 3 năm của Công ty cho thuê tài chính 2 – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (ALC2) lên tới 272,4 tỷ đồng.
Tổng giá trị có thể thu hồi của các khoản phải thu trên theo ACV đánh giá đã “bốc hơi” chỉ còn vỏn vẹn 2,86 tỷ đồng.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (30/06/2014), báo cáo tài chính của ACV đã trích lập 100% các khoản nợ phải thu khó đòi.
Tại Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, ngoại trừ khoản nợ phải thu khó đòi tại ALC2 (trị giá 272,4 tỷ đồng), các khoản phải thu khó đòi khác vẫn được tính vào giá trị doanh nghiệp.
Được biết, từ ngày 06/01/2015, Bộ GTVT đã quyết định hủy bỏ giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty cổ phần Hàng không Mê Kông (Air Mekong), chính thức “khai tử” hãng hàng không mang tên “Sếu đầu đỏ” khỏi thị trường hàng không Việt Nam.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Air Mekong không đủ các điều kiện duy trì giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (KDVCHK) theo quy định.
Hàng hàng không Ari Mekong bị chính thức "khai tử" từ ngày 06/01/2015
Cụ thể, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định, một hãng hàng không bị hủy bỏ Giấy phép KDVCHK, Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại nếu ngừng khai thác vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung 12 tháng liên tục. Ngoài ra, nếu không duy trì đủ vốn tối thiểu trong thời gian 3 năm liên tục thì cũng bị hủy bỏ giấy phép kinh doanh.
Còn về khoản phải thu tại ALC2, công ty tài chính trực thuộc ngân hàng Agribank này đang dính phải đại án tham nhũng 80 tỷ đồng của Nhà nước của nguyên Tổng giám đốc ALC2 Vũ Quốc Hảo.
Cụ thể, Hội đồng xét xử cho rằng đây là vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. trong đó, bị cáo Vũ Quốc Hảo với vai trò Tổng giám đốc ALCII, là người trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động kinh tế của công ty, là người có vai trò chính trong vụ án.
Nguyên tổng giám đốc ALC 2- ông Vũ Quốc Hảo nhận án tử hình sau đại án tham nhũng 80 tỷ đồng của Nhà nước
Bị cáo Hảo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của ACLII tổng cộng 79,9 tỷ đồng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm đoạt 3,95 tỷ đồng; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại cho Nhà nước 531 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Tài - nguyên Phó Tổng giám đốc ALCII và bị cáo Phạm Xuân Nghị - nguyên Trưởng phòng cho thuê ALCII cùng bị tuyên phạt mức án 14 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Quay trở lại với Tổng công ty hàng không Việt Nam, xem qua các báo cáo tài chính hàng năm của ACV, Tổng công ty này trước đây, khi còn hoạt động kinh doanh với mô hình 100% vốn nhà nước đã có những thương vụ đầu tư hàng chục tỷ đồng kiếm lời thú vị.
ANTT.VN sẽ tiếp tục đề cập trong bài viết tới.
Hoa Liên
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy