Trong khi đồng yên tăng mạnh nhờ vào nhiều yếu tố kết hợp trên thì không có nhiều điều mà BOJ có thể làm được thêm để tăng cường sức mạnh đồng yên hoặc xoa dịu sự suy thoái nghiêm trọng trong nền kinh tế, Kazuo Momma, một cựu giám đốc điều hành của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg vào thứ Ba (8/1).
"Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản đang trở nên xấu đi và BOJ có thể tăng thêm sự kích thích hơn nữa", Momma nói thêm.
Cựu giám đốc điều hành Momma cũng cho rằng khó có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào của chính phủ hướng đến đồng yên với các đối tác thương mại toàn cầu của Nhật Bản trừ khi xảy ra một vấn đề nghiêm trọng có thể đe dọa nền kinh tế, như khi đất nước bị động đất và sóng thần vào tháng 3 năm 2011.
Momma cho biết BOJ sẽ có một vài lựa chọn để chống lại suy thoái hoàn toàn - điều mà ông cho là khó có thể xảy ra - bởi vì sau sáu năm kích thích triệt để, không còn có năng lượng để ứng phó và các tác dụng không mong muốn đang chồng chất trong hệ thống tài chính và thị trường của quốc gia này.
"Không có biện pháp chính sách hiệu quả nào mà lợi ích của nó có thể vượt qua được các tác dụng phụ", ông nói.
Tuần trước, trong yếu tố cộng gộp của nhiều mối lo, các nhà đầu tư đã đẩy đồng yên, vốn được coi là tài sản trú ẩn trong thời kỳ hỗn loạn, lên mức mạnh nhất trong chín tháng qua. Đồng bạc xanh suy yếu hơn và nhu cầu toàn cầu là động lực chính của nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản trong thời gian gần đây, thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp kỷ lục và góp phần tăng trưởng đầu tư kinh doanh.
Ngay cả khi không có suy thoái, BOJ vẫn phải đối mặt với một môi trường đầy thách thức phía trước, Momma nhận định. Các thị trường có thể sẽ vẫn phải hứng chịu nhiều biến động trong nửa đầu năm 2019, và BOJ được dự kiến sẽ cắt giảm các dự báo hàng quý về tăng trưởng và lạm phát khi hội đồng chính sách của nó nhóm họp vào ngày 22-23 tháng 1 tới đây.
Cho rằng ngân hàng trung ương không thể có hành động gì thêm, và Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cũng như các nhà hoạch định chính sách sẽ vẫn là quan sát viên trong phần lớn của năm nay, tuy nhiên, theo Momma, nếu nền kinh tế cần sự giúp đỡ, thì cũng đã đến lúc chính phủ phải đẩy mạnh chi tiêu tài chính bổ sung.
Mục tiêu lạm phát
Dù thế nào thì mục tiêu lạm phát 2 phần trăm của BOJ sẽ vẫn nằm ngoài tầm với - và sẽ khó đạt được mức lạm phát thậm chí là 1 phần trăm khi giá thực phẩm và năng lượng tươi bị loại bỏ, Momma nhận xét.
Đồng yên giao dịch ở mức 108,84 đổi 1 USD vào cuối phiên ngày 8/1, trong khi duy trì ở mức 108,93 trong phiên ngày 9/1, mạnh hơn một chút so với kỳ vọng 109,41 của các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản cho năm tài chính 2019 này.
Hải Yến/Theo Bloomberg
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy