Sau phiên thủng đáy hôm qua thì thị trường chứng khoán đã nhịp hồi phục đáng kể nhờ sự bứt phá bất ngờ của các cổ phiếu trụ, nhất là sự đột biến trong phiên giao dịch đóng cửa thị trường ATC cuối ngày.
Hàng loạt mã vốn hóa lớn đồng loạt được kéo lên với khối lượng cao đột biến giúp VN-Index tăng dựng đứng. Chỉ số đóng cửa tăng 16,87 (1,47%) lên mức cao nhất trong ngày tại 1.166,48 điểm.
Diễn biến tích cực trên sàn HoSE lại không diễn ra với các chỉ số tại sàn Hà Nội. Bộ chỉ số HNX-Index thậm chí đóng cửa trong sắc đỏ khi giảm nhẹ 0,02% về 271,86 điểm và UPCoM-Index tăng nhẹ 0,19% lên 86,38 điểm.
Diễn biến VN-Index và mã VIC trong phiên 7/7. Đồ thị: TradingView.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, mà chủ yếu là nhóm VN30, đóng vai trò dẫn dắt đà tăng dựng đứng của chỉ số trong cuối ngày giao dịch. Cụ thể VN30 tăng 17,29 điểm (1,43%) với 24/30 mã tăng giá, một số mã tăng vượt trội.
Điển hình nhất là mã VIC của Vingroup trong phần lớn thời gian chìm trong sắc đỏ và trước phiên ATC vẫn còn giảm 0,74% so với tham chiếu tại 67.000 đồng. Tuy nhiên lực mua bất ngờ trong phiên ATC giúp mã này lội ngược dòng lên 69.800 đồng, tức tăng 3,4% so với tham chiếu và đây cũng là thị giá có lượng giao dịch lớn nhất trong phiên.
Gây bất ngờ không kém là VHM của Vinhomes và VRE của Vincom Retail trong phiên ATC nhảy vọt 3,2% và 3,8% lên các mức giá cao nhất trong ngày, cùng góp mặt trong nhóm có tác động tốt nhất lên chỉ số.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tham gia kéo chỉ số với lực mua chiếm áp đảo. Trong đó VCB của Vietcombank bứt phá 3,7% lên mức cao nhất ngày tại 75.500 đồng, ngoài ra còn có BID tăng giá 2% và CTG tiến lên 1,7% giá trị.
Một số cổ phiếu trụ khác có ảnh hưởng tích cực như VNM của Vinamilk tăng 3,3% lên mức cao nhất ngày tại 73.000 đồng, MSN của Masan Group có thêm 3% đạt 103.000 đồng hay DGC của Hóa chất Đức Giang lấy lại điểm số bằng một phiên tăng trần.
Nhóm ngân hàng và Vingroup kéo mạnh chỉ số. Nguồn: VNDirect.
Ở hướng đối lập, cổ phiếu ngành dầu khí có tác động tiêu cực nhất khi giá dầu trên thế giới vẫn đang đi xuống. Mã đại diện GAS của PV Gas tiếp tục mất 1,8% về 94.100 đồng, BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn mất hơn 5% giá trị, PVC rơi 3,9%...
Do đà tăng mạnh được kéo chủ yếu bởi nhóm vốn hóa lớn nên độ rộng thị trường chỉ nghiêng nhẹ về sắc xanh. Toàn sàn có 467 mã tăng giá và 396 mã giảm giá, 218 mã đứng tại tham chiếu.
Mặc dù chỉ số được kéo mạnh, dòng tiền thực chất vẫn không vào thị trường, thậm chí là còn mất hút khi tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 10.437 tỷ đồng, giảm 30% so với hôm qua. Thậm chí khớp lệnh sàn HoSE chỉ còn 7.760 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 11/2020 đến nay (tức thấp nhất 20 tháng).
Nhà đầu tư nước ngoài cũng giao dịch theo chiều hướng tích cực trở lại khi họ mua vào 1.112 tỷ và bán ra 625 tỷ, tương đương mua ròng 487 tỷ đồng trên sàn HoSE. Các mã được gom mạnh nhất là VNM, VND và VCB.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy