Trước những lo ngại về độ bền vững của việc lát gỗ Lim trên tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương (TP Huế), ngày 2/3, trong thông tin gửi đến báo chí, Ban quản lý dự án KOICA đã lý giải vì sao lại sử dụng vật liệu gỗ Lim.
Theo BQL dự án, trước khi triển khai thí điểm dự án, phía ban đã phối hợp với Bảo tàng văn hóa Huế tổ chức công bố, lấy ý kiến cộng đồng dân cư từ ngày 4/7 đến 25/7/2016. Trong đó, đối với nội dung lấy ý kiến về kết cấu, vật liệu (có thể hiện việc sử dụng gỗ Lim để lát sàn) kết quả đồng ý: 29/32 phiếu, tỷ lệ 90, 62%.
Sau khi có kết quả tổng hợp nội dung góp ý của cộng đồng dân cư, BQL dự án KOICA xem xét kỹ hơn về việc sử dụng gỗ Lim. Theo đó, gỗ Lim là một trong bốn loại gỗ nằm trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến, táu); ưu điểm nổi bật là loại gỗ rất cứng, chắc, bền, không bị mối mọt, co ngót, biến dạng hay cong vênh theo thời tiết, bền vững theo thời gian đặc biệt ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Sử dụng gỗ Lim giúp duy trì cảm giác thoải mái trong quá trình sử dụng và tạo nét mỹ quan về lâu dài và nét đặc trưng truyền thống của Huế.
Hiện, đơn vị thi công đã huy động phương tiện đóng hàng loạt cọc bê tông xuống sông Hương và tiến hành đổ dầm bê tông.
Trong thông báo, BQL cũng đã thông tin đầy đủ về chi phí liên quan dự án Thí điểm xây dựng Mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế).
Tổng kinh phí dự án được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc thống nhất là 52,9 tỷ đồng, trong đó phần kinh phí đối với hạng mục gỗ Lim theo hồ sơ dự toán được duyệt là 6,91 tỷ đồng. Sau khi đấu thầu thì kết quả trúng thầu đối với phần hạng mục này là 5,73 tỷ đồng.
Trong đó, hạng mục cầu đi bộ rộng 4m, dài 400m được thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông; mặt trên sàn bê tông được lát mặt gỗ Lim dày 5cm, liên kết với sàn bê tông cốt thép. Tổng diện tích lát sàn bằng gỗ Lim là 2.438m2. BQL dự án cũng cho biết, nguồn gốc gỗ Lim nhập khẩu chính ngạch, hợp pháp từ Nam Phi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến rừng và chủ trương của Chính phủ Việt Nam.
Dự án “Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm” với tổng nguồn vốn tài trợ 6 triệu USD. Trong đó, kinh phí lập Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương là 3 triệu USD và Kinh phí thực hiện dự án thí điểm là 3 triệu USD. Dự án được quy hoạch từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh với chiều dài khoảng 15km, diện tích quy hoạch khoảng gần 840ha, thuộc địa bàn TP Huế và một phần thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang.
Lê Kông
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy