Theo diễn biến và thanh khoản của nhóm cổ phiếu bảo hiểm trên thị trường trước nay, có thể thấy đây không phải là nhóm cổ phiếu “hot” đối với nhà đầu tư cá nhân; nhưng ngành bảo hiểm lại đang khá thu hút được các nhà đầu tư tổ chức, đặc biệt là dòng vốn ngoại. Tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong ngành đã và đang được doanh nghiệp ngoại đánh giá cao, đặc biệt là dư địa tăng trưởng còn rộng.
Trong nhóm bảo hiểm, BIC với những tín hiệu tích cực càng cho thấy sức hấp dẫn với nhà đầu tư muốn tham gia "ôm" cổ phiếu. BIC ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đoàn tài chính mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc. Được biết ngày 4/8 tới đây, BIC chốt danh sách cổ đông chi trả 12% cổ tức bằng tiền mặt... Bên cạnh đó, BIC vừa có văn bản giải trình với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tăng trưởng kinh doanh.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận sau thuế giữa niên độ của BIC đạt 176.324 triệu đồng tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận là do hoạt động nghiệp vụ tài chính của Công ty tăng tới 40%...
Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, hiện nay BIC đang là 1 trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần bảo hiểm gốc và nằm trong Top 3 nhà bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường. BIC là công ty dẫn đầu thị trường về phát triển kênh bancassurance và kênh bảo hiểm trực tuyến.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển với tỷ lệ thâm nhập (doanh thu phí bảo hiểm/GDP) và phí bảo hiểm bình quân (chi tiêu cho bảo hiểm bình quân đầu người) ở mức thấp. Mức chi tiêu cho bảo hiểm bình quân trên đầu người trong năm 2019 là ~72 USD tại Việt Nam, so với 175 USD tại các thị trường mới nổi và 4.664 USD tại các thị trường phát triển.
BIC và thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính dự kiến sẽ nâng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ từ mức ~8.5% năm 2019 lên 15% vào năm 2025. Đây đích thực là một sân chơi tiềm năng cho các doanh nghiệp trong ngành.
Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2021, nhu cầu bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ hiện đang hồi phục nhanh. Riêng bảo hiểm hàng không, du lịch và vận chuyển hàng hóa (chiếm khoảng 6% tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ) còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19...
Theo Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam (AVI), tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc sẽ cao hơn vào năm 2022 đối với cả mảng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Ước tính này dựa trên quan điểm: Nhu cầu các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ở mức khá và nhờ các hợp đồng bancassurance độc quyền mới được ký kết, các công ty bảo hiểm có thể tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng lớn hơn. Cùng với đó là nhu cầu được đảm bảo an toàn của người dẫn từ kinh nghiệm trải qua trong dịch bệnh cũng tăng lên.
Tác giả: Hà Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy