Tin liên quan
Dự thảo luật Luật Tạm giữ, tạm giam do Bộ Công an chủ trì soạn thảo nhận sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra – UB Tư pháp của Quốc hội về sự cần thiết ban hành để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam trong thời gian qua, đồng thời phúc đáp yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Quang cảnh buổi họp (ảnh: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý tán thành nhiều nội dung của dự thảo Luật. Đồng thời cho rằng, Luật này cần cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp trong việc bảo đảm quyền con người. Theo đó phải ngăn chặn việc bức cung, nhục hình, mớm cung bị can, bị cáo xảy ra ở giai đoạn tạm giam, tạm giữ.
Do vậy dự thảo cần quy định rõ ràng, cụ thể việc tạm giữ và trại tạm giam trong Luật. Đồng thời, việc tước một số quyền của bị can, bị cáo trong quá trình tạm giam, tạm giữ của dự thảo Luật cũng cần được quy định cụ thể cho phù hợp với quy định của Hiến pháp là một người chỉ bị coi là có tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật, (quá trình bị tạm giam, tạm giữ thì chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án).
Bên cạnh đó, Luật Tổ chức VKSND quy định Viện Kiểm sát có quyền trả tự do ngay khi xét thấy có căn cứ xác định bị can, bị cáo không phạm tội, nhưng dự thảo luật này lại quy định là trả tự do cho bị can, bị cao khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Điều này có tương thích với Luật đã ban hành hay không?
Phó Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hải Phong cho rằng, dự án luật này tác động rất lớn đến đến quyền con người, quyền công dân, nó thể hiện “văn minh tố tụng” của một quốc gia. Tất cả các vụ bức cung, nhục hình xảy ra trong thời điểm tạm giữ, việc thông cung xảy ra chủ yếu trong giai đoạn tạm giam.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh đề nghị phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa tạm giữ và tạm giam cho phù hợp với đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm của đối tượng. Dự thảo có nhiều điểm “đánh đồng” giữa hai đối tượng này bởi tạm giữ chưa phải tội phạm và người đang tình nghi tội phạm là tạm giam. Qua đó, xác định rõ mức độ hạn chế quyền con người của từng đối tượng trong quá trình tạm giữ, tạm giam.
Là thành viên của Ban soạn thảo và tổ chức thẩm định dự án luật, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết, cần làm rõ trong Luật người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế những quyền công dân gì? Rà soát lại các quy định bảo đảm tính công khai, minh bạch để hiểu thống nhất trong tổ chức thi hành luật như “áp dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết khác” (Điều 51) đối với một số trường hợp bị tạm giữ, tạm giam dẫn đến có thể áp dụng các biện pháp khác nghiệp vụ khác nhau nếu ghi như trên.
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an tiếp thu ý kiến của các đại biểu và cho biết đây là luật liên quan đến nhiều đạo luật khác nên Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu cập nhật các nội dung của các luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công an cũng đề nghị đổi tên là Luật thi hành tạm giữ, tạm giam nhằm nêu rõ trách nhiệm trong quá trình giam giữ của cơ sở giam giữ.
Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, cơ quan soạn thảo dự luật đã nghiên cứu các quy định của thế giới, ghi nhận nhiều nước hiện vẫn áp dụng hình phạt cùm chân, xiềng chân. Thực tế, tướng Vương chỉ rõ, có rất nhiều đối tượng phạm tội manh động, liều lĩnh, như sát thủ Lê Văn Luyện – đối tượng giết người man rợ và nghiện ma túy, nhiều người phạm tội khác vừa hiếp dâm vừa giết người rất dã man, khi bị bắt giữ rất hung hãn, dùng mọi thủ đoạn để bỏ trốn… Những đối tượng này, theo tướng Vương, cần duy trì quy định hình thức cùm chân
Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Đây là dự án Luật rất quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Do đó, các quy định trong dự thảo Luật càng cụ thể, minh bạch, công khai càng tốt, nhằm khắc phục các hạn chế hiện nay trong công tác giam giữ.
Có cơ chế kiểm sát hoạt động này cho chặt chẽ, chống oan sai bởi như ý kiến nhiều đại biểu, người bị oan sai bắt nguồn từ khâu giam giữ. Rà soát lại các quy định của luật này để xem đã phù hợp với các Công ước, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hay chưa?
Trên cơ sở đó, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh lý dự thảo luật để Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2015.
PV (th)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy