Tin liên quan
Thông tin liên quan đến dự thảo thông thư thay thế thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 01/06/2011 cho phép nhà đầu tư giao dịch T+0 (công ty chứng khoán ứng trước khoán cho nhà đầu tư để bán) và mở đường cho hoạt động bán khống đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nếu được thông qua, dự thảo thông thư thay thế thông tư 74 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các công ty chứng khoán trong thời gian tới.
Cơ hội mở ra đối với các công ty chứng khoán.
Quy định cho phép công ty chứng khoán ứng trước chứng khoán cho người bán (theo điểm a, khoản 1, điều 8 dự thảo thông tư sửa đổi thông tư 74) và giao dịch trong ngày (một hình thức bán khống theo khoản 5 điều 11 dự thảo thông tư sửa đổi thông tư 74) nếu được thông qua sẽ làm tăng thanh khoản trên thị trường.
Quy mô cũng như tần suất giao dịch của các nhà đầu tư sẽ tăng lên, qua đó các công ty chứng khoán sẽ là người được hưởng lợi trực tiếp với tiền phí thu được. Các công ty top 10 thị phần trên 2 sàn hứa hẹn sẽ có kết quả kinh doanh bùng nổ khi dự thảo được áp dụng chính thức.
Top 10 thị phần môi giới trên HOSE quý 1/2015
Phản ứng trước thông tin trên, giá cổ phiếu của các công ty chứng khoán có tên ở trên đều có mức tăng khá trong phiên giao dịch sáng nay ngày 12/06/2015.
Nhưng cũng là thách thức.
Việc ứng trước cổ phiếu hay cho phép nhà đầu tư bán khống đòi hỏi các công ty chứng khoán phải có sẵn cổ phiếu trong tài khoản tự doanh của công ty. Khi cho khách hàng thực hiện các giao dịch trên, một phần công ty chứng khoán có thể thu được phí và lãi vay nhưng theo chiều ngược lại các công ty phải đối mặt với rủi ro các cổ phiếu được cho vay giảm giá sâu.
Để hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến giao dịch ứng trước cổ phiếu và bán khống, các công ty chứng khoán cần phải có những đánh giá và phân tích chuyên sâu về số lượng cổ phiếu cần có để cho vay khách hàng. Số lượng cổ phiếu được vay hay ứng trước càng nhiều, công ty chứng khoán đó càng dễ dàng hơn trong việc thu hút khách.
Những công ty chứng khoán quá thận trọng trong việc đánh giá rủi ro có thể mất thị phần do không có đủ số lượng cổ phiếu cần thiết cho nhà đầu tư vay. Đây là bài toán giữa lợi ích thu về (thị phần + phí + lãi vay) và rủi ro (giá cổ phiếu giảm sâu) buộc các công ty chứng khoán phải có chiến lược phù hợp và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoàn thiện.
Kioz
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy