Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức, ngày 8/3/2022. (Ảnh: Reuters/TTXVN)
Theo thông báo ngày 14/7 của Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (Bundesnetzagentur), sau khi việc cung cấp khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) bị ngừng lại, mức độ lấp đầy của các cơ sở tích trữ khí đốt ở Đức đang giảm đi phần nào, trong đó khí đốt tại một số cơ sở tích trữ đang được lấy ra "vì lý do thị trường."
Trong khi đó, Bundesnetzagentur cảnh báo giá khí đốt có thể tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới.
Thông báo của Bundesnetzagentur cho biết nhìn chung một lượng nhỏ khí đốt được lấy ra nhiều hơn so với lượng được chuyển vào tích trữ.
Điều này khiến cho việc đạt được mức dự trữ cần thiết cho mùa Đông trở nên khó khăn hơn và làm giảm lượng khí đốt tích trữ trong trường hợp thiếu khí đốt. Mức độ lấp đầy các bể chứa ở Đức hiện là 64,5%.
Nord Stream 1 hiện đang được bảo trì và công việc dự kiến hoàn thành vào ngày 21/7. Trong thời gian này, không có một lượng khí đốt tự nhiên nào được vận chuyển tới Đức qua tuyến Nord Stream 1.
Tuy có những tuyến vận chuyển khác có thể được dùng thay thế như đường ống Yamal hoặc tuyến qua Ukraine, song chúng lại không được sử dụng để bù đắp lượng thiếu hụt trong thời gian bảo trì Nord Stream 1.
Mặc dù vậy, Bundesnetzagentur cho biết nguồn cung khí đốt tại Đức nhìn chung hiện vẫn "ổn định" và an ninh nguồn cung vẫn được đảm bảo.
Bundesnetzagentur cũng cảnh báo tình hình đang căng thẳng và không thể loại trừ sẽ xấu đi.
Theo cơ quan trên, giá bán buôn tăng đáng kể do nguồn cung giảm và các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng tư nhân phải tự điều chỉnh với việc tăng giá khí đốt như vậy.
Kể từ năm 2021, giá năng lượng ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức, đã tăng cao, một phần do cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, tiếp đến là việc Moskva chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, tình hình năng lượng trở nên tồi tệ hơn đáng kể.
Hiện 1 kilowatt điện thu được từ khí đốt có giá khoảng 22 euro, mức cao gấp 4 lần so với năm 2021.
Theo ước tính của Bundesnetzagentur, các khoản thanh toán trước hằng tháng của người tiêu dùng khí đốt sẽ tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới.
Chủ tịch Bundesnetzagentur, ông Klaus Müller, cho biết những khách hàng hiện đang trả 1.500 euro/năm cho khí đốt sẽ trả 4.500 euro hoặc hơn mức này là "hoàn toàn thực tế."
Ông cho rằng người tiêu dùng có thể không phải trả đủ và ngay lập tức, song ở một số thời điểm, người tiêu dùng vẫn phải trả tiền. Ông kêu gọi người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm để giảm thiểu chi phí phải chi trả.
Trong bối cảnh có những lo ngại về việc nguồn cung tới Đức qua đường Nord Stream 1 bị ngừng lại sau thời gian bảo trì, ông Müller cho rằng ngay cả trong trường hợp xấu nhất, Đức sẽ tiếp tục nhập khí đốt từ Na Uy và các trạm khí đốt từ Bỉ hoặc Hà Lan, kể cả trực tiếp từ các trạm tiếp nhận trên bờ biển của Đức.
Ông loại bỏ nguy cơ Đức sẽ không còn khí đốt cung cấp cho nhà dân, hoặc cung cấp ít hơn trong trường hợp thiếu khí đốt, khẳng định rằng luật pháp của Đức và châu Âu quy định phải bảo đảm tới cùng cho các hộ gia đình.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy