Dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội sẽ chạy thử toàn hệ thống trong 6 tháng, bắt đầu từ 20/9
Tại cuộc họp về tiến độ dự án tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông được tổ chức vào chiều 23/8, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt Vũ Hồng Phương cho biết, khối lượng xây lắp của dự án đã hoàn thành khoảng 96% (chưa bao gồm hạng mục thiết bị).
Các hạng mục hoàn thiện kiến trúc nhà ga, các đơn thể trong khu depot, hạ tầng khu depot vẫn đang tiếp tục triển khai. Hiện 95% khối lượng vật tư, thiết bị đã về đến công trường. Tổng thầu đã triển khai lắp đặt khoảng 83%.
Liên quan đến công tác chuẩn bị vận hành chạy thử, theo ông Phương, cuối tháng 7 đã xông điện toàn hệ thống của dự án và căn chỉnh 5 hệ thống chuyên ngành thiết bị. Đến ngày 20/8, tổng thầu đã vận hành thử đoàn tàu, đồng thời tiếp tục tiến hành căn chỉnh 6 hệ thống chuyên ngành thiết bị còn lại.
Dự kiến, từ ngày 20/9 sẽ thực hiện căn chỉnh, chạy thử liên động toàn hệ thống của dự án (toàn bộ 11 hệ thống chuyên ngành thiết bị) theo kế hoạch Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian tàu chạy thử trung bình 3-6 tháng trước khi khai thác thương mại.
Ông Vũ Hồng Phương cho biết thêm, hiện tổng thầu Trung Quốc đang chậm trễ trong hoàn thiện kế hoạch chi tiết vận hành thử, quy trình bảo trì bảo dưỡng, hồ sơ chứng nhận an toàn hệ thống, do vậy tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiến độ bàn giao dự án.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc điều hành dự án thời gian qua đã chuyển biến nhưng vẫn có thể chậm tiến độ. Không có lý do gì đến giờ chạy thử rồi vẫn chưa có quy trình chạy thử. Ông yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phối hợp với lãnh đạo TP. Hà Nội, làm việc với nhà đầu tư và các đơn vị liên quan giải quyết vướng mắc, trong đó có việc công bố quy trình vận hành để nghiên cứu, giám sát.
"Tối đa 6 tháng sau khi vận hành thử phải vận hành thương mại", Bộ trưởng yêu cầu, vì một tài sản lớn, gần như hoàn chỉnh hết, không vận hành sớm để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân là rất lãng phí.
Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông dài 13km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Trong số 13 đoàn tàu của dự án, quá trình vận hành sẽ sử dụng 10 đoàn tàu, 2 đoàn bảo dưỡng, một đoàn dự phòng. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, sức chứa lên đến 1.000 khách. Tàu sẽ dừng tại mỗi ga để hành khách lên xuống khoảng 30 giây. Tần suất chạy tàu 6-7 phút mỗi chuyến, giờ cao điểm có thể giảm xuống 2-3 phút mỗi chuyến. Tàu có thiết kế vận tốc 80 km/h song vận hành tốc độ trung bình 30 km/h do các ga cách nhau chỉ hơn 1 km. |
Theo Chính phủ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy