Tin liên quan
“Bất kì một loại rác thải nào, ngay cả rác thải sinh hoạt, nếu chôn lấp không đúng quy trình (không có lớp lót, lớp chống thấm, lớp che phủ bề mặt, hệ thống thu gom nước rò rỉ…) đều rất nguy hại. Nó sẽ ngấm xuống hệ nước ngầm, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người.
Đặc biệt rác thải chưa xác định được rác thải nguy hại hay không nhưng lại được chôn lấp ở đầu nguồn là vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến hệ nước ngầm, nước mặt, nguồn nước dưới hạ lưu”, TS.Côn khẳng định.
Theo TS. Côn, nếu chất thải không liệt vào danh mục chất thải nguy hại thì chỉ cần chôn lấp hợp vệ sinh theo đúng quy trình của Bộ Tài Nguyên và Môi trường là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, đối với chất thải nguy hại, quy trình xử lý phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn và có quy định riêng.
PGS.TS Trần Hồng Côn- Khoa Hoá học – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh Internet)
“Chất thải nguy hại là loại chất thải chứa một hoặc nhiều thành phần có khả năng gây hại đến môi trường, hệ sinh thái, động thực vật và con người; có mối gây hại tiềm tàng hoặc có thể kết hợp với các chất khác để gây hại cho môi trường.
Tất cả các loại chất thải phải được chôn lấp đúng quy chuẩn, đảm bảo bất kỳ một khả năng gây hại nào từ loại chất thải này đều được triệt tiêu, không tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và con người”, TS. Côn phân tích.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, các cơ quan chức năng cần vào cuộc xem chuyện chôn lấp chất thải của Formosa có đúng luật hay không (vị trí, chức năng, kỹ thuật chôn lấp có đảm bảo đúng quy định của pháp luật - PV).
Nhìn nhận dưới góc độ là một nhà khoa học, PGS. TS. Côn cho rằng, trước hết, để đánh giá mức độ nguy hiểm của chất thải đó ra sao, chúng ta cần xác định đó là loại chất thải gì.
“Cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần vào cuộc để xem chất thải đó có nguy hại, nguy hại đến đâu. Tôi và cả chục triệu người dân Việt đang chờ kết luận của các cơ quan chức năng về vấn đề này”, TS. Côn nói.
Lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường Formosa.
Liên quan đến sự việc báo Người Đưa Tin phản ánh về hàng trăm m3 cặn cô đặc, lấy từ hệ thống xả thải của Formosa được chôn lấp tại trang trại của Giám đốc công ty môi trường Hà Tĩnh và đặt ra nghi vấn về sự nguy hại đến môi trường và sức khỏe người dân, theo quan điểm của TS. Côn, trên thực tế, có những loại cặn thải, xả thải không độc hại. Nhưng có loại chất thải tưởng chừng vô hại lại rất nguy hiểm.
“Chúng ta cần làm rõ chất thải đó là gì? Đó là câu hỏi mà dư luận cần có câu trả lời minh bạch, chính xác”, TS. Côn nhấn mạnh.
PGS.TS Trần Hồng Côn thông tin, cặn bùn từ hệ thống nước thải vô cơ thì phần lớn là sắt. Trong quá trình xử lý luyện kim, bảo vệ đường ống…, một loạt kim loại nặng khác có trong sắt, thép, nguyên liêu chế biến có thể di ra theo nguồn nước thải.
Mức độ kim loại như thế nào thì cần có đánh giá. Sắt dễ hấp thụ các loại kim loại nặng khác và đó là nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Nên đọc
Theo Người đưa tin
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy