Mới đây, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) đã công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, công ty ghi nhận lỗ 2.996 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 144 tỷ đồng. Con số này vượt cả tổng lỗ của công ty trong cả năm 2022 là 2.376 tỷ đồng.
Việc thua lỗ kéo vốn chủ sở hữu kỳ này của FE Credit xuống 10.250 tỷ đồng, từ mức 13.240 tỷ đồng hồi đầu năm, và giảm 35% so với cùng kỳ. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp theo đó cũng giảm từ 0,9% xuống âm 29,23%.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 5,43 lần; tuy nhiên, dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu của công ty lại tăng từ 14,45% lên 23,41%. Như vậy, tính đến cuối quý II/2023, nợ trái phiếu và nợ phải trả của FE Credit tăng mạnh, lần lượt đạt 2.400 tỷ đồng và 55.658 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật chuyên ngành của FE Credit đã giảm từ 23% vào 6 tháng đầu năm ngoái xuống còn 13,89%.
Theo ban lãnh đạo FE Credit, nguyên nhân thua lỗ là do điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực từ đến nhóm thu nhập thấp, vốn là khách hàng chính của FE Credit.
Tài chính - Ngân hàng - 'Gà đẻ trứng vàng' của VPBank báo lỗ gần 3.000 tỷ đồng bán niên 2023
FE Credit tiền thân là khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB), đang là công ty tài chính tiêu dùng dẫn đầu tại Việt Nam với thị phần thống trị.
Công ty này từng là "gà đẻ trứng vàng" của VPBank khi nhiều năm liền đóng góp từ 40-50% lợi nhuận cho ngân hàng mẹ. Thời hoàng kim, có năm FE Credit báo lãi tới hơn 3.700 tỷ đồng.
Theo đội ngũ phân tích Chứng khoán VNDirect, kết quả kinh doanh năm 2022 của FE Credit dưới kỳ vọng do nợ xấu nhảy vọt. FE Credit chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng trong 2021 sang lỗ 3.000 tỷ đồng trong 2022.
VNDirect ước tính dư nợ cho vay của FE Credit giảm 2,7% so với cùng kỳ hoặc tăng 3,4% khi tính khoản cho vay 4.570 tỷ đồng mà FE Credit đã bán cho ngân hàng mẹ.
Tổng thu nhập hoạt động tăng nhẹ 1,5% so với cùng kỳ lên 16.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và dự phòng lại tăng đáng kể lần lượt 28% và 23%, khiến FE Credit chuyển từ lãi trước thuế 610 tỷ đồng năm 2021 sang lỗ 3.000 tỷ đồng năm 2022. Tỉ lệ nợ xấu nhảy vọt từ 13,6% vào cuối 2021 lên 20,4% vào cuối 2022.
Ban lãnh đạo VPBank cũng nhận định, năm 2023 tiếp tục là năm khó khăn đối với FECredit, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm. Ngân hàng kỳ vọng hoạt động của FE Credit sẽ dần ổn định và có lãi vào quý III, IV/2023. Tốc độ tăng trưởng cho vay nhìn chung sẽ chậm lại nhưng được tập trung vào khách hàng sẽ ít rủi ro hơn.
Tác giả: Phạm Hồng Nhung
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy