Cụ thể, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đang cao hơn gần 20 USD so với cuối tuần trước, hiện ở mức 1.992,6 USD/ounce, tương đương tăng ròng gần 1% trong ngày.
Trong nước, giá vàng miếng một lần nữa phản ứng mạnh trước diễn biến này và tăng dựng đứng lên vùng 71 triệu/lượng.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mở cửa hôm nay niêm yết giá vàng miếng ở 68 - 69 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không thay đổi giá mua nhưng giảm 300.000 đồng giá bán so với cuối tuần trước.
Tuy nhiên, đến 9h30, giá mua vào vàng miếng tại đây đã tăng vọt lên mức 69,6 triệu/lượng, trong khi giá bán chạm mốc 71 triệu đồng. So với cuối tuần trước, giá vàng miếng tại đây đã tăng tới 1,6 triệu chiều mua và 1,7 triệu chiều bán. Diễn biến này cũng giúp toàn bộ người mua vàng từ trước đến nay giờ bán ra đều có lãi.
Việc tăng chạm mốc 71 triệu/lượng của vàng miếng SJC sáng nay cũng một lần nữa phá đỉnh lịch sử của mặt hàng này. Chỉ trong chưa đầy 1 tháng gần đây, giá kim quý trong nước đã liên tục phá đỉnh, tăng một mạch hơn 8,5 triệu đồng.
Không riêng SJC, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay cũng niêm yết giá bán vàng miếng xấp xỉ vùng 71 triệu đồng.
Trong đó, PNJ mở cửa giá vàng miếng ở mức 67,5 triệu/lượng (mua) và 69,5 triệu/lượng (bán), tăng 200.000 đồng so với phiên trước. Tuy vậy, giá mua vào hiện đã được doanh nghiệp này nâng lên mức 69,2 triệu/lượng, tăng 1,9 triệu và bán ra ở 70,9 triệu đồng, tăng tương ứng 1,6 triệu so với cuối tuần vừa qua.
Giá vàng nhẫn do PNJ chế tác sáng nay cũng ghi nhận đỉnh lịch sử mới khi được điều chỉnh tăng lên mức 55,85 - 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với cuối tuần trước, giá vàng nhẫn tại đây đã tăng 550.000 đồng/lượng, còn nếu so với 1 tháng trước, mức tăng đã là 2,35 triệu đồng.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện chấp nhận mua vào vàng miếng với giá 69,3 triệu/lượng, cao hơn 1,2 triệu đồng so với đầu giờ sáng và 1,5 triệu so với cuối tuần trước. Tương tự, giá bán ra hiện cố định ở 70,8 triệu đồng, cũng tăng 1,2 triệu so với giá mở cửa sáng nay.
Hiện tại, giá vàng miếng bán ra tại hầu hết doanh nghiệp trong nước như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng… đều đã xấp xỉ mức 71 triệu/lượng, trong khi giá mua vào phổ biến ở vùng 69,4 triệu đồng.
Với biến động kể trên, chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới một lần nữa bị nới rộng kỷ lục. Trong đó, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện chỉ vào khoảng 55,2 triệu/lượng, thấp hơn tới 15,8 triệu đồng so với giá vàng miếng, tương đương mức chênh lệch lên tới gần 29%.
Tác giả: Quang Thắng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy