Tin liên quan
Phần 2 (Cuối):
Trung Quốc được gì khi gia nhập SDR?
Trong những năm qua, Trung Quốc đã thực sự nghiêm túc, và đạt được nhiều bước tiến trong tham vọng toàn cầu hóa đồng NDT. Tuy nhiên chừng nào Bắc Kinh còn chưa loại bỏ cơ cấu chính sách kiểm soát chặt chẽ vốn và thị trường tài chính, IMF nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung sẽ khó có thể cho phép NDT đứng ngang hàng với đồng bạc xanh hay những đồng tiền khác trong SDR.
Tương tự như những cố gắng của Mỹ trong thập niên 1960s, kế hoạch vận động IMF bổ sung NDT vào SDR được xây dựng trên vị trí chính trị của đồng tiền này trong hệ thống tiền tệ thế giới.
Năm 1973, Mỹ và Pháp mâu thuẫn về việc có nên tiếp tục xem vàng như một thành phần chính trong hệ thống tiền tệ thế giới hay không. Trong khi người Pháp không muốn có bất cứ sự thay đổi nào cả, thì Washington lại muốn loại bỏ vàng trong hệ thống tỉ giá quốc tế, qua đó củng cố sức mạnh độc tôn của USD. Thực chất, chính phủ Mỹ xem vàng như trở ngại lớn nhất trong cải cách hệ thống tiền tệ thế giới giai đoạn này.
Việc hệ thống tỉ giá cố định sụp đổ năm 1973 và giá trị của SDR được thay đổi từ vàng sang rổ tiền tệ năm 1974 là một thông điệp rõ ràng rằng nước Mỹ đã thắng trong cuộc chiến với vàng trong hoạch định tương lai của hệ thống tiền tệ toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.
Câu chuyện của Mỹ cho thấy khó khăn đối với Trung Quốc có thể sẽ còn gấp bội. Bởi trước khi đánh bại vàng, đồng USD bản thân nó cũng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính thế giới. Vào thời điểm đó, mặc dù thâm hụt cán cân ngân sách của Mỹ luôn ở mức cao, đồng USD đã nổi lên như một thế lực trong hệ thống Bretton Woods. Bên cạnh vàng, các ngân hàng trung ương ưa thích mua đồng USD vào như một loại tài sản dự trữ an toàn.
Do vậy khi tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố kết thúc thời đại bản vị vàng, ông ta đã đặt cả thế giới vào tình trạng “sự đã rồi”, bắt buộc mọi quốc gia khác tuân theo một hệ thống tỉ giá dựa trên đồng USD.
NDT không có được những lợi thế như vậy, khiến sự gia nhập SDR của nó có thể sẽ chỉ mang nhiều ý nghĩa hơn về mặt biểu tượng. Hiện nay giao dịch bằng đồng NDT trong thương mại thế giới chỉ chiếm hơn 2%, so sánh với 45% USD trong thanh toán và 87% USD trong trao đổi.
Ngoài ra, NDT cũng sẽ phải đối mặt với một hệ thống tiền tệ quốc tế đã và đang được xây dựng dựa trên nền tảng USD. Sự kết thúc của thời đại bản vị vàng đã củng cố vị thế độc tôn của USD. Chính phủ của Nixon lúc đó dĩ nhiên nhận thức được điều này.
Đồng NDT chưa có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế toàn cầu.
Chỉ vài ngày sau khi tổng thống Nixon tuyên bố chấm dứt hệ thống tỉ giá cố định, một bức thư được đánh dấu tuyệt mật từ Hội đồng Cố vấn kinh tế (CEA) có đoạn: “Một hệ thống tiền tệ toàn cầu dựa trên đồng USD đã bắt đầu được hình thành.”.
Trung Quốc không có được may mắn như vậy, việc chiến đấu chống lại một hệ thống các tổ chức tài chính khổng lồ được xây dựng và hoạt động xoay quanh USD dường như là quá sức với Bắc Kinh, ngay cả khi nền kinh tế nước này ở trạng thái khỏe mạnh nhất
Ngoài kích thước của nền kinh tế ra, Trung Quốc không có bất cứ một lợi thế nào trong việc mở rộng và tăng cường ảnh hưởng của NDT. Chấp nhận bổ sung NDT vào SDR có thể là một dấu hiệu cho thấy sự thừa nhận của phương Tây đối với những nỗ lực tự do hóa tỉ giá và nới lỏng kiểm soát vốn của chính Phủ Trung Quốc.
Tuy nhiên quyết định này (nếu có) không đồng nghĩa với việc phương Tây sẽ đặt những tham vọng của Bắc Kinh vào đúng vị trí mà giới chức nước này nghĩ rằng họ xứng đáng có. Động thái trì hoãn bổ sung NDT gần đây của IMF có thể được hiểu rằng nếu Trung Quốc có bước chân được vào SDR đi chăng nữa, họ sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến thậm chí còn khốc liệt hơn.
Thành lập Ngân hàng Đầu tư Xây dựng châu Á (AIIB) 24/10/2014.
Trong một nỗ lực khác, Trung Quốc cùng các đồng minh đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Xây dựng châu Á (AIIB) năm 2014 với mục đích đối trọng lại các định chế tài chính khổng lồ đang nằm trong tay Mỹ và phương Tây như IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Việc vận hành AIIB sẽ đưa ra một bài kiểm tra cho năng lực cũng như vai trò tương lai của Bắc Kinh trên toàn cầu, trong bối cảnh người Mỹ sẽ làm mọi cách ngăn chặn bất cứ tác động xấu nào lên đồng bạc xanh của họ.
Đối với hệ thống tiền tệ thế giới, quyết định cuối cùng của IMF đối với NDT có thể là dấu hiệu tốt nhất cho thấy liệu Trung Quốc có được phép tăng trưởng trong cấu trúc nền kinh tế thế giới hiện tại, hay sẽ phải tự tạo một nhánh rẽ khác cho riêng mình.
Nghi Điền (Theo Foreign Affairs)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy