Tin liên quan
Trong giai đoạn hiện nay thường xuất hiện những tình huống DN, người dân chỉ vay vài chục triệu đồng nhưng người vay phải thế chấp tài sản trị giá hàng tỷ đồng. Bên cho vay yêu cầu phải làm thủ tục sang nhượng tài sản với lời hứa khi người vay trả hết nợ sẽ được sang nhượng lại tài sản. Có nhiều trường hợp người cho vay trả lại tài sản nhưng cũng có không ít trường hợp họ dùng luôn tài sản ấy để vay lại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng với một mức vay cao hơn sau đó người ta bỏ nên vô hình chung người dân, DN mất tài sản.
Đối với ngành ngân hàng đó là một rủi ro rất cao và các ngân hàng phải thường xuyên có biện pháp ngăn ngừa thông qua việc kiểm soát chặt chẽ mục đích vay vốn; Đánh giá tốt người vay. Thế nhưng, nói gì thì nói vẫn cứ bị lọt trường hợp này, trường hợp kia. Đó là chưa nói thực tế của ngành ngân hàng trong thời gian qua có những cán bộ chưa nghiêm túc nên vẫn xảy ra việc cho vay với thế chấp tài sản không đúng đối tượng và hậu quả là người vay tín dụng đen bị mất tài sản. Hiện tượng đó xảy ra trong xã hội rất nhiều và tôi nghĩ khó có cách nào giải quyết dứt điểm 100%.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng trên thì ở VN hiện đã có 2 giải pháp đó là sự ra đời của Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) và tổ chức tài chính vi mô. Đối với quỹ TDND, một hình thức ra đời rất sớm ở VN và hiện đã có khoảng 1.000 quỹ trên cả nước. Quỹ ra đời đã phục vụ rất đúng và trúng nhu cầu của người dân thông qua việc nắm sâu sát về người dân trên địa bàn nơi quỹ quản lý. Họ sẽ hiểu và cho vay đúng đối tượng hơn so với các ngân hàng do ngân hàng thường có quy mô lớn, phục vụ diện rộng nên khó nắm và thấu hiểu khách hàng. Các quỹ TDND xử lý thủ tục hồ sơ rất nhanh, chỉ cần người vay đáp ứng các điều kiện pháp lý là các quỹ giải ngân ngay. Trên thực tế đây là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhưng đã đáp ứng đúng, trúng nhu cầu của người vay.
Tuy nhiên, loại hình nào cũng có mặt được và mặt trái của nó. Trong thời gian qua, ngoài những quỹ TDND hoạt động tốt thì vẫn còn một số quỹ yếu kém buộc Ngân hàng Nhà nước phải chấn chỉnh lại với những yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, trình độ chuyên môn… Chính vì thế, để thành lập được một quỹ TDND rất khắt khe.
Rất may, Thông tư số 04/2015 ngày 31/3/2015 về tổ chức, thành lập quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước quỹ TDND ra đời, tôi nghĩ rằng với quy định mới này, việc thành lập quỹ TDND sẽ thuận lợi hơn vì nó có khung pháp lý rõ ràng. Vấn đề hiệu quả còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức của các quỹ TDND.
Đối với giải pháp thứ hai, đã xuất hiện ở VN khoảng 5 năm trở lại đây và trên cả nước hiện có 5 cái tổ chức tài chính vi mô, (nhỏ hơn quỹ TDND), nhưng ngay khi ra đời đã là tổ chức gắn rất chặt với các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ của người dân. Đó là một hình thức rất hay và trên thực tế, hiện một số tổ chức tài chính vi mô đang phục vụ rất tốt nhu cầu của người vay .
Với hai hình thức trên đã giảm thiểu rất nhiều vấn nạn cho vay nặng lãi (tín dụng đen) ngoài thị trường vì nó phục vụ đúng nhu cầu, phương thức làm việc minh bạch và lại có chi phí lãi vay phù hợp. Nó giúp những người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận vốn vay để phục vụ nhu cầu mưu sinh mà không lo bị mất đi tài sản thế chấp.
Nên đọc
Theo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy