Theo chuyên gia giáo dục và công nghệ Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT, thắc mắc được dư luận đặt ra sau khi những sai phạm tại Hà Giang được phát hiện và điểm mấu chốt trong quá trình sửa điểm chính là ở khâu sửa file bài thi.
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT. Ảnh: FPT
Dư luận đang đặt nhiều câu hỏi liên quan tới việc tại sao khâu trung gian trong chấm thi lại để file dưới dạng text để ai cũng sửa được, đây có phải là lỗi của phần mềm, ông nhận định sao về điều này?
- Nhiều người bày tỏ tại sao lại có định dạng bằng text, cụ thể hơn theo công bố của Bộ GDĐT là dạng excel để người khác có thể can thiệp vào chỉnh sửa, phải chăng là phần mềm bị lỗi. Câu trả lời là do phần mềm được lập trình như vậy để sửa lỗi. Khi quét bài thi vào máy thì file quét giống như là chụp ảnh bình thường. Sau đó, máy tính sẽ nhận dạng các ô tô chì là đáp án đúng hay sai.
Nhưng trên thực tế, theo thống kê của Bộ GDĐT, có khoảng 1% bài thi là bị lỗi vì thế phải can thiệp và chỉnh sửa ở khâu này để máy có thể nhận dạng được đúng và chuẩn đáp án.
Số lượng bài thi cần thiết sự can thiệp để sửa có nhiều không, lỗi chính là ở điểm nào, thưa ông?
- Nói là 1% nghe có vẻ ít nhưng thực sự thì là con số rất lớn. Tại kì thi năm nay cả nước có gần 1 triệu thí sinh dự thi với 4 bài thi trắc nghiệm là Toán, Ngoại ngữ, tổ hợp Khoa học tự nhiên, tổ hợp Khoa học Xã hội. Trong mỗi tổ hợp lại có thêm 3 môn thi, trong mỗi môn thi có khoảng 40 – 50 câu hỏi, trong mỗi câu hỏi lại có 4 đáp án. Tính như vậy thì con số và số lượng bài cần phải sửa dù chỉ là 1% nhưng lại là khá lớn.
Lỗi xảy ra có thể do thí sinh tẩy đáp án sai đã tô trước đó sang 1 đáp án mới chưa kĩ dẫn đến máy chấm không nhận dạng được hoặc thí sinh to quá mờ... Vì thế, cần người đối chiếu từ file bài gốc để sửa mà sửa thì phải ở dạng excel thì mới sửa được. Cho nên chuyện file sửa là điều không thể tránh khỏi.
Vậy chính cách thức chấm thi này lại khiến cho kẻ gian có thể lợi dụng đúng không, thưa ông?
- Tôi cho rằng ở sự việc này, cần xét cả khía cạnh là phần mềm, quy trình và con người. Trong đó, có liên quan đến con người, quy trình là nhiều hơn so với phần mềm. Trước hết, vụ việc ở Hà Giang, sai phạm được can thiệp trong quá trình đưa vào máy quét sau khi file quét dữ liệu gốc đã được gửi về Bộ GDĐT. Việc để đối tượng có thể thực hiện sai phạm trước hết phải kể đến việc để phách và thông tin của thí sinh.
Thi trắc nghiệm mọi người nghĩ máy chấm là chủ yếu nhưng lại quên rằng trong quy trình có phần con người có thể can thiệp chỉnh sửa bài để máy tính có thể nhận dạng được bài thi ở những bài bị lỗi.
Giả sử bây giờ rọc phách thì người chịu trách nhiệm sửa lỗi này không biết bài này là của ai khi đó gian lận sẽ đỡ hơn. Vì sao nói đỡ hơn bởi nếu đã cố tình gian lận sẽ có nhiều cách đánh dấu bài để người chấm có thể biết. Ví dụ như 5 câu đầu chọn đáp án A, câu thứ 6 để trống, 3 câu tiếp theo chọn đáp B, kiểu dạng như vậy cũng sẽ là một hình thức đánh dấu bài do thí sinh và người chấm quy ước với nhau.
Điều này liên quan đến cách thức tổ chức thi chứ không liên quan đến phần mềm.
Bên cạnh đó, dường như quy trình chấm thi đang bất cập khi chỉ có một người làm công tác xử lí kĩ thuật. Mặc dù có giám sát nhưng nhiều khi những người quan sát không phải lúc nào cũng nhìn hoặc đủ trình độ để biết là người đó đang làm đúng hay làm sai. Vì thế, tôi xin nhấn mạnh, khâu quan trọng nhất vẫn luôn là con người thực hiện.
Theo Lao Động
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy