Kết thúc phiên thứ Sáu tuần trước (16/7), đa số các nhận định vẫn cho rằng, VN-Index sẽ có nhịp tăng thêm để kiểm tra lại ngưỡng kháng cự ở vùng 1.320 điểm trước. Điều này đã không xảy ra khi tình hình dịch bệnh trở lên phức tạp và nhiều địa phương, và sáng đầu tuần hôm nay chứng khoán mở cửa với sắc đỏ bao trùm.
Nói một cách công bằng thì đà giảm đã xuất hiện từ đầu tháng 7/2021 khi VN-Index trượt khoảng 150 điểm từ mốc 1.420 điểm xuống 1.270 điểm, dịch bệnh chỉ là cái cớ để sóng hồi mất nhịp và đà rơi tiếp tục.
Điều may mắn trong nửa đầu phiên sáng nay là lực bán dường như không quá mãnh liệt khiến VN-Index dù giảm điểm nhưng chưa đến mức bán tháo. VN-Index lúc giảm sâu nhất cũng chỉ khoảng 3% xuống ngưỡng quanh 1.260 điểm. Vấn đề là số điểm thấp nhất này cũng đủ phá đáy giảm điểm của VN-Index 2 tuần qua (1.264,68 điểm ghi nhận vào phiên 14/7).
Việc VN-Index "vỡ đáy" có thể tạo nên 2 xu hướng là chỉ số tiếp tục giả về các ngưỡng hỗ trợ thấp hơn, và ngưỡng "hỗ trợ cứng" được xác định ở vùng 1.200 điểm (+/-), nhưng việc giảm sâu phiên sáng nay trong điều kiện lực cung thấp có thể khiến lực cầu bắt đáy xuất hiện trở lại khiến chỉ số sau nhịp hoảng loạn có thể hồi phục nhanh.
Thực tế thì chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhất 2 lần rõ rệt bởi dịch. Đầu tiên là vào đầu năm 2020, khi dịch bắt đầu xuất hiện tới cao điểm phải giãn cách xã hội, VN-Index từ vùng gần 1.000 điểm hồi tháng 1/2020 đã lao về đáy cuối tháng 3/2020 ở mốc 645 điểm, mất khoảng 30%. Sau đó khi dịch tái bùng phát vào tháng 8/2020, VN-Index mất đi khoảng 10% số điểm. Còn nhịp giảm mạnh từ 1.200 điểm xuống 1.000 điểm vào tháng 1/2021 vừa qua, dù khá mạnh, nhưng đợt giảm này không hoàn toàn là phản ứng do dịch tái bùng phát.
Trong đợt giảm điểm đang diễn ra từ đầu tháng 7 này, lý do chính có lẽ vẫn là việc thị trường đã tăng nóng và cần một nhịp điều chỉnh, dịch đang xảy ra chỉ là yếu tố cộng thêm mà thôi. Đây là cơ sở để kỳ vọng thị trường không bị bán tháo như đã từng xảy ra đầu năm 2020.
Về diễn biến giao dịch, đà giảm tiếp tục được nới rộng hơn khiến hàng trăm mã giảm điểm, trên sàn HOSE, chỉ còn vài chục mã giữ được sắc xanh. Trong đó, nhóm VN30 cũng hầu hết đều giảm sâu, với nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng đều giảm trên 3%.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng, điển hình là cặp đôi MSN và KDH đi ngược xu hướng thj trường. Trong đó, cổ phiếu KDH có thời điểm xác lập mức giá trần nhưng sau đó đã hạ độ cao và hiện KDH và MSN có mức tăng trên 2-3%.
Bên cạnh KDH, một số mã bất động sản cũng giao dịch khởi sắc, bất chấp thị trường chìm trong sắc đỏ như HDG, HDC, NLG, SZC đang tăng điểm. Hay ở nhóm cổ phiếu y tế, nhiều mã cũng có tín hiệu tốt như TRA, TNH, DMC, IMP, DBT đều tăng tốt, VPS tăng kịch trần.
Ngoài một số điểm sáng còn le lói, thị trường vẫn chưa thấy dấu hiệu khả quan hơn khi lực bán lớn vẫn diễn ra trên diện rộng. Sau khoảng 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index bốc hơi hơn 34 điểm, tương ứng giảm hơn 2,6% và lùi về sát mốc 1.260 điểm.
... tiếp tục cập nhật
Tác giả: T.Thúy
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù