Ảnh minh họa.
Theo trang tin tài chính Investing.com, P/E ngành ngân hàng Việt Nam tính theo báo cáo quý 2/2021 và giá đóng cửa ngày 26/8/2021 là 15,76. Trong khi đó, chỉ số này tại CTG mới chỉ ở mức 8,71.
Có thể thấy, CTG đang được định giá rẻ hơn nhiều so với toàn ngành. Thậm chí, nếu so với một số ngân hàng cùng quy mô như BID với 15,44; VCB với 17,49; TCB với 10,48; MBB với 8,41 hay VPB với 12,62 thì P/E của CTG cũng đang thấp hơn rất nhiều.
Chủ động kiểm soát chất lượng nợ
Những năm gần đây, VietinBank có tốc độ tăng trưởng cho vay ở mức trung bình nhưng lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng cho vay trong năm 2019, năm 2020 lần lượt là 8,09% và 8,6% nhưng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng khá cao tương ứng 79,6% và 44,9%.
CTG đang được định giá rẻ hơn nhiều so với toàn ngành. Thậm chí, nếu so với một số ngân hàng cùng quy mô như BID với 15,44; VCB với 17,49; TCB với 10,48; MBB với 8,41 hay VPB với 12,62 thì P/E của CTG đang thấp hơn.
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bên cạnh việc đồng hành chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp (cho vay mới, cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01, 03, miễn giảm lãi/phí…), VietinBank vẫn bảo đảm bám sát mục tiêu chiến lược, tận dụng nguồn lực thị trường và sức mạnh nội tại để tăng trưởng có hiệu quả (ROE năm các năm 2019, 2020 là 13,1% và 16,8%, cải thiện mạnh).
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, VietinBank đã trích lập 8.456 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng theo Thông tư 02 và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,34% - thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu bình quân ngành, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm 30/6/2021 khoảng 130%.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong Quý II/2021 là do Ngân hàng chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ tổng thể của một số khách hàng theo Thông tư 02 và tăng cường trích dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung theo Thông tư 03.
Mức trích lập theo Thông tư 03 thận trọng hơn nhiều so với mức quy định tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2021, giúp VietinBank chủ động nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát chất lượng nợ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tăng khả năng chống chịu trước những biến động bất lợi từ nền kinh tế.
Đánh giá triển vọng
Với mức vốn điều lệ gia tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.057 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng từ phương án chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau trích các quỹ năm 2020 trong thời gian tới, VietinBank đã đề xuất được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức trần tăng trưởng được phê duyệt đầu năm (7,5%) và hiện Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình xét duyệt.
Cùng với tiềm năng tăng trưởng tín dụng, VietinBank cũng đang chú trọng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu danh mục khách hàng. Bên cạnh các lợi thế về khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, Ngân hàng đang tập trung phát triển các phân khúc có tỷ suất sinh lời cao là khách hàng doanh nghiệp SME và bán lẻ.
Ngân hàng đồng thời xác định chuyển dịch kênh ngân hàng điện tử là một trong các chiến lược trọng điểm đối với mục tiêu số hóa giao dịch ngân hàng nhằm gia tăng trải nghiệm, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ dễ tiếp cận hơn tới đa số khách hàng. Với các yếu tố nhận định trên, trong các năm tới, dự kiến quy mô, nguồn thu từ tín dụng của VietinBank sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với mức hiện tại.
Vốn điều lệ tăng từ 37.234 tỷ đồng lên 48.057 tỷ đồng trong năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng từ chia cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau trích các quỹ năm 2020 trong thời gian tới, VietinBank đã đề xuất được phép tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức trần tăng trưởng được phê duyệt 7,5%.
Về hiệu quả, theo báo cáo về CTG của Công ty chứng khoán SSI, mặc dù chịu ảnh hưởng từ Covid-19, SSI giữ quan điểm tích cực về triển vọng lợi nhuận của CTG do ngân hàng đã đẩy mạnh cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng giá tăng tỷ lệ dư nợ phân khúc bán lẻ có lợi suất cao hơn, cũng như những nỗ lực trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề và cải thiện tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận thu nhập từ phí bancassurance và gia tăng hoa hồng bán bảo hiểm trong những năm tới cũng sẽ đóng góp vào lợi nhuận chung của Ngân hàng.
Cũng theo báo cáo về CTG của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VDSC có quan điểm tích cực về triển vọng của CTG, với NIM cải thiện tốt hơn dự kiến và thu nhập ngoài lãi tăng ổn định, dự báo tổng thu nhập hoạt động tăng trong năm 2021. VDSC dự báo lợi nhuận năm 2021, 2022 lần lượt ở mức 24.742 tỷ đồng (+ 45%) và 27.846 tỷ đồng (+ 13%).
Còn trên thị trường chứng khoán, hiện nay dòng cổ phiếu ngân hàng đang chịu áp lực chốt lời trên hầu hết các mã. Đồng thời, nguồn cổ phiếu từ chia cổ tức của CTG mới được đưa vào giao dịch bổ sung từ ngày 25/8/2021, do đó, giá thị trường CTG tạm thời bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các thông tin cơ bản cho thấy CTG là cổ phiếu khá hấp dẫn để đầu tư.
SSI đưa ra khuyến nghị "Mua" CTG với giá mục tiêu 42.300 đồng/cổ phiếu, sử dụng BVPS trung bình 2021 và 2022 và PB mục tiêu không đổi là 2x.
Tương tự, VDSC cũng đưa ra khuyến nghị "Mua" CTG với giá mục tiêu 42.200 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sinh lợi kỳ vọng +29% so với giá đóng của ngày 24/8/2021.
Diễn biến thị giá CTG trong thời gian gần đây
Tác giả: Vũ Phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy