Tin liên quan
Google kiếm được khoảng 11 tỷ USD năm 2015 từ doanh số quảng cáo chạy trên điện thoại Android. Android hiện là hệ điều hành phổ biến số 1 trên thế giới. Theo 4 nguồn tin của hãng thông tấn Reuters, Ủy ban Cạnh tranh châu Âu đang tìm hiểu liệu hãng tìm kiếm Internet có lợi dụng vị thế này trong những giao dịch ký kết với các nhà sản xuất thiết bị chạy Android hay không. Nếu vi phạm, Google có thể bị phạt tối đa 7,4 tỷ USD, tương đương 10% doanh thu hãng năm 2015 đồng thời thay đổi hoạt động kinh doanh.
Người đứng đầu cơ quan chống độc quyền châu Âu, Margrethe Vestager, hôm 18/4 cho biết cuộc điều tra tập trung vào các hợp đồng độc quyền trong đó doanh nghiệp dùng ứng dụng riêng của Google và không nhất thiết dựa trên yêu cầu tích hợp trọn bộ phần mềm Google như Tìm kiếm, Bản đồ, Gmail, Google Play.
Dù Android là hệ điều hành nguồn mở, cho phép các nhà sản xuất tự do phát triển và chạy phần mềm riêng, phần lớn điện thoại tại châu Âu đều sử dụng bộ phần mềm và ứng dụng tiêu chuẩn của Google, phải được cấp phép từ Google, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics.
“Lo ngại của chúng tôi là bằng cách yêu cầu nhà sản xuất và nhà mạng tải sẵn bộ ứng dụng Google thay vì để họ quyết định tải ứng dụng nào, Google có thể đã cắt đi 1 trong những con đường chủ chốt để ứng dụng mới tiếp cận khách hàng”, bà Vestager phát biểu trong một hội nghị.
Một năm trước, Liên minh châu Âu từng buộc tội Google ưu tiên dịch vụ mua sắm của mình trong trang kết quả tìm kiếm, cùng lúc với cuộc điều tra có hay không Google lạm dụng quyền kiểm soát Android. Quyết định liên quan đến dịch vụ mua sắm có thể được đưa ra vào nửa sau năm 2016.
Thông thường, Google yêu cầu các đối tác phần cứng ký hợp đồng tuyệt mật. Một số hợp đồng bị lộ không cho thấy Google buộc hãng phải tải sẵn một số ứng dụng Google nhưng lại yêu cầu cài đặt Google Play.
Theo StatCounter, 2/3 số điện thoại di động đang dùng tại châu Âu chạy Android, thiết bị iOS chiếm 27%. Nhà chức trách châu Âu cho biết đã nhận được những đơn khiếu nại chính thức từ 4 đối thủ của Google rằng gã khổng lồ nước Mỹ lợi dụng quyền kiểm soát Android để cản trở cạnh tranh từ các hệ điều hành, nhà sản xuất, nhà mạng và nhà phát triển ứng dụng thay thế.
Luật sư cho vài bên khiếu nại cũng như một số chuyên gia chống độc quyền độc lập nhận định chứng minh Google vi phạm khá dễ vì nó phù hợp với lý thuyết pháp lý đang tồn tại trong luật cạnh tranh châu Âu.
FairSearch, tổ chức do các đối thủ của Google như Microsoft, Nokia, Oracle chống lưng, nộp đơn khiếu nại chính thức đầu tiên vào năm 2013. Tiếp đó, hãng phần mềm chặn quảng cáo Disconnect, kho ứng dụng Android Aptoide, nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất của Nga – Yandex… cũng tham gia vào trận chiến chống lại Google.
Theo Itcnews
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy