Tin liên quan
Được làm cách đây hơn 20 năm, cầu phao dân sinh Hoàng Tây, bắc qua sông Nhuệ đã giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn xã Hoàng Tây và một số địa phương lân cận. Cầu phao rút ngắn khoảng cách đi lại và có ý nghĩa góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương.
Muốn đến được đồng ruộng, người dân 2 bên bờ sông Nhuệ (xã Hoàng Tây) phải đi qua chiếc cầu phao dập dềnh này
“Mỗi ngày, cây cầu phải “cõng” hàng nghìn lượt người và phương tiện gia thông qua lại, nguy hiểm nhất là đối với mấy chục cháu học sinh, mỗi ngày phải 4 lượt đi về. Vì tất cả trường học các cấp đều nằm bên kia sông. Đã có nhiều trường hợp bị ngã xuống sông nhưng rất may là có người ứng cứu kịp thời” – Ông Vũ Ngọc Hiên, người trông cầu cho biết.
Bà Vũ Thị Là (xóm Bờ Sông) có mấy sào ruộng bên kia bờ nên ngày nào cũng phải đi qua cầu. “Dân khổ vì cây cầu này lắm, vào mùa vụ mới thấy hãi hùng thế nào. Chúng tôi phải vận chuyển qua cây cầu, nặng quá nên cầu cứ chòng chành như cái võng, một lần đi là một lần “nín thở”. Mấy hôm trước con gái tôi đưa cháu bé 1 tháng tuổi đi tiêm phòng, lúc về qua cầu bị gãy ván, gã xuống cầu nhưng may là có người đỡ kịp”- bà Là lo lắng.
Trao đổi với PV về vấn đề này, ông Trương văn Khương – Phó chủ tịch UBND xã Hoàng Tây cho biết, lãnh đạo địa phương cũng rất bức xúc với việc đi lại của người dân nhưng vì không có kinh phí xây cầu nên cũng đành chịu. Hoàng Tây là một xã thuần nông nên thu nhập mỗi năm chỉ hơn 400 triệu. Tuy nhiên, để duy trì cây cầu “lỏng lẻo” này, mỗi năm địa phương phải bỏ hàng chục triệu đồng để tu sửa, mỗi lần tu sửa lại toàn bộ mất từ 20 đến 30 triệu đồng nhưng hiện cây cầu này vẫn như chiếc răng sắp rụng.
“Dù nguy hiểm nhưng vẫn phải tu sửa lại cho người dân đi tạm để đảm bảo công việc hàng ngày chứ xã không có đủ khả năng để xây dựng một cây cầu mới. Để “nuôi cầu”, mỗi một năm người dân trong xã đóng góp 7 tấn lúa để lấy kinh phí tu sửa và trả phí cho người trông cầu. Tuy nhiên, do cây cầu đã lâu năm, lại xuống cấp nên cầu phải liên tục tu sửa, chi phí cũng không đủ. Và cứ như vậy, càng ngày nó càng tàn tạ” – Ông Khương cho biết.
Sau khi người dân phản ánh tình trạng xuống cấp của cây cầu, đã có nhiều đơn vị về kiểm tra. Tuy nhiên, đến nay người dân Hoằng Tây ngày qua ngày vẫn phải “đánh cược” tính mạng với tử thần, nhất là mùa mưa đang tới gần. Không biết bao giờ ước mơ có một cây cầu đi lại của hàng trăm hộ dân nơi đây mới thành hiện thực?
Cầu phao không có lan can, ban đầu được nối bằng những chiếc thùng phuy nổi nhưng sau được thay thế bằng phao bê tông có hình dáng chiếc thuyền.
Có phương tiện đi qua là cầu chòng chành như cái võng
Những chiếc phao bê tông được giữ cân bằng bởi những cây tre khô mục và những sợi dây thừng cũ có thể đứt bất cứ lúc nào.
Tường Vi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy