Trong bản danh sách bổ sung mới đây của Sở Xây dựng Hà Nội có 4 chủ đầu tư bị điền tên gồm: Công ty cổ phần May Thăng Long - chủ đầu tư Dự án xây dựng nhà chung cư số 250 Minh Khai (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); Công ty sản xuất thương mại BMM - chủ đầu tư Dự án xây dựng nhà chung cư BMM (phường Phúc La, quận Hà Đông); Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội - chủ đầu tư chung cư Starcity (số 81 Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân); Công ty cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) – Vinaconex - chủ đầu tư chung cư nhà B Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm).
4
Cư dân Star City bức xúc chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trước đó cũng đã có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội đề nghị ban hành văn bản yêu cầu các chủ đầu tư trên bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung và bàn giao diện tích sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị.
Đây là các chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng trong việc bàn giao kinh phí bảo trì 2% nhà chung cư và vi phạm về bàn giao diện tích sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị.
Những tồn tại quá lâu tại chung cư BMM vẫn chưa được giải quyết
Cũng trong năm vừa qua thì 4 chủ đầu tư này cũng là những cái tên được báo chí nhắc đến rất nhiều do tranh chấp với các cư dân dẫn đến bùng phát ngoài kiểm soát. Đỉnh điểm các cư dân đã mua căn hộ tại các chung cư này đã nhiều lần tổ chức căng băng rôn, xuống đường biểu tình yêu cầu trách nhiệm của các chủ đầu tư.
Trước đó, tháng 11/2018, lần đầu tiên Sở Xây dựng Hà Nội đã công khai danh sách 9 dự án và chủ đầu tư của các dự án này chây ì bàn giao quỹ bảo trì cho ban quản trị chung cư năm 2018.
Trong đó, có 5 dự án tại quận Hà Đông, 3 dự án tại quận Nam Từ Liêm, 1 dự án tại quận Hoàng Mai. Các chủ đầu tư này bao gồm: Liên doanh Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Ba Đình số 1; Công ty cổ phần Sông Đà 1; Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng số 18 (COMA 18); Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Việt Nam (Vinaconi); Công ty cổ phần Sông Đà 1.01; Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Vinaconex 3; Công ty cổ phần tập đoàn Bắc Hà; Liên doanh Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh và phát triển hạ tầng Phúc Hà và Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Sông Hồng; Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Vinaconex.
Để có chế tài đủ sức răn đe đối với trường hợp chủ đầu tư không bàn giao diện tích sử dụng chung, kinh phí bảo trì cho ban quản trị, mới đây UBND TP Hà Nội cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng biện pháp cưỡng chế tài khoản của chủ đầu tư.
Tại Hà Nội, nhiều năm nay tình trạng các cư dân mua nhà chung cư cùng nhau khiếu nại, khiếu kiện, căng băng rôn để đòi quỹ bảo trì chung cư 2% đã diễn ra liên tục. Sự việc khiến tháng 10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phải ra chỉ thị giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định.
Hải Đăng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy