Tin liên quan
Hà Nội trong mấy năm nay đang triển khai nhiều dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Đây sẽ là cú huých để kinh tế Hà Nội khởi sắc trong thời gian tới?
Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong 2 tháng đầu năm 2016, thu hút FDI cả nước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 135% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn thực hiện (giải ngân được) đạt 1,5 tỷ USD, tăng 15,4% cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, trong 32 tỉnh thành phố thu hút và giải ngân nhiều dự án FDI nhất 2 tháng qua, Hà Nội đứng đầu với hơn 40 dự án, trị giá 240 triệu USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn, tiếp theo là Bắc Giang (206 triệu USD, Bắc Ninh, 200 triệu USD, Tp HCM đứng vị trí thứ 5; các tỉnh vốn thu hút nhiều FDI khác như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai lần lượt đứng vị trí sau.
Các ngành thu hút FDI trong 2 tháng qua vẫn là: công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 71,2% tổng vốn; vui chơi và giải trí đạt 210,6 triệu USD, các ngành còn lại đạt 597,8 triệu USD, chiếm 21,3%.
Singapore qua mặt Hàn Quốc, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư số 1 với 435,2 triệu USD, chiếm 22,8%, Malaysia 233,2 triệu USD, Hàn Quốc 202,4 triệu USD, Nhật Bản 160,6 triệu USD, Vương quốc Anh 141 triệu USD…
Với vị trí dẫn đầu về thu hút FDI, đây là tín hiệu khá lạc quan cho môi trường đầu tư của Hà Nội bởi trong nhiều năm qua. Bởi dù là thủ đô, 1 trong 2 khu vực kinh tế năng động của cả nước, song thu hút FDI của Hà Nội trong 10 năm qua luôn đạt thấp. Các đánh giá về môi trường đầu tư cũng như năng lực chính sách, hành chính của Hà Nội đều yếu kém hơn so với nhiều tỉnh thành địa phương khác.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, Hà Nội trong hơn 10 năm trở lại đây luôn chỉ đứng thứ 4 hoặc 5 trong 10 tỉnh thành phố thu hút FDI nhiều nhất cả nước. Thứ hạng cao nhất của Hà Nội là vị trí thứ 3 trong thu hút FDI của 9 tháng đầu năm 2015, sau Bắc Ninh, Tp HCM.
Liên quan đến cải cách hành chính, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) công bố hàng năm được xem là chỉ số đánh giá hài lòng của DN về các thủ tục hành chính, đất đai và môi trường đầu tư. Tuy nhiên, trong hơn 5 năm trở lại đây 2010 - 2015, Hà Nội luôn xếp trong top các địa phương có chỉ số PCI "bình thường". Đáng nói, Hà Nội còn bị liệt vào các tỉnh chậm đổi mới bộ máy hành chính, thủ tục đất đai rườm rà... khiến nhiều DN ngại đầu tư.
Tuy nhiên, là thủ đô vừa là thành phố lớn, Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức trong phát triển, theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: “Những hạn chế về thể chế kinh tế không phải bàn cãi, nhưng nguyên nhân khiến Hà Nội chưa thực sự thể hiện được năng lực của đầu tàu kinh tế chính là thiếu quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch phát triển dài hạn".
Theo G.S Mại, trước 2008, Hà Nội có diện tích nhỏ và rất nhỏ, sau 2008, Hà Nội mở rộng, khá nhiều quy hoạch được thiết lập. Tuy nhiên, tốc độ phát triển cơ sở vật chất của Hà Nội mới ở mức khởi tạo, còn công nghiệp của Hà Nội chưa mang bản sắc riêng, đặc thù dù đã đưa ra nhiều chiến lược phát triển hay cả Luật Thủ đô nữa.
Là Thủ đô, nên Hà Nội đã và đang phải sàng lọc nhiều dự án để sao cho thích hợp với vai trò của động lực tăng trưởng về công nghiệp - dịch vụ cao. Thành tích thu hút FDI trong năm qua và 2 tháng đầu năm nay chủ yếu nhờ vào các lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ hay công nghiệp điện tử.
Theo Dân trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy