Thị trường bước vào phiên chiều dần tiêu cực khi chỉ số chính bất ngờ giảm sâu. VN-Index có thời điểm lao dốc về 1.484 điểm (mất khoảng 14 điểm) khi lực bán xuất hiện trên diện rộng, hàng loạt cổ phiếu đầu cơ và bất động sản cũng lao dốc về giá sàn.
Chỉ số có sự hồi phục nhẹ trước khi bước vào phiên ATC. Kết phiên VN-Index giảm 7,25 điểm (-0,48%) xuống 1.490,51 điểm.
Trong khi tại sàn Hà Nội, bộ chỉ số HNX-Index lao dốc 10,05 điểm (-2,18%) xuống 451.19 điểm và UPCoM-Index mất 0,42% về 116,88 điểm.
Sắc đỏ bao trùm toàn thị trường khi có tổng cộng 704 mã giảm giá (trong đó có 42 giảm sàn) và chỉ có 357 mã tăng giá.
Diễn biến VN-Index trong ngày 30/3. Đồ thị: TradingView.
Cổ phiếu tâm điểm liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết vẫn không có khởi sắc khi loạt 6 cổ phiếu trong hệ sinh thái FLC Group đều giảm hết biên độ phiên thứ 3 liên tiếp.
Hôm nay các mã FLC, ROS, ART, AMD, KLF và HAI cũng khớp lệnh được tổng cộng chưa đến 10 triệu cổ phiếu, trong khi tổng khối lượng đặt giá sàn chưa khớp vẫn còn hơn 200 triệu cổ phiếu.
Bên cạnh đó hàng loạt cổ phiếu thuộc dạng đầu cơ cũng lao dốc. Đáng kể như HQG của Địa ốc Hoàng Quân mất giá 7% về 9.350 đồng, đây là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất trên sàn với gần 47,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và vẫn còn hơn 400.000 cổ phiếu khác chất bán sàn.
Hay nhóm cổ phiếu họ Louis như TGG và BII cũng lao về giá sàn. Nhóm cổ phiếu họ DNP Corp như HUT và VC9 giảm hết biên độ, DNP mất 3,9%. Cổ phiếu SJF của Đầu tư Sao Thái Dương giảm kịch sàn về 16.200 đồng, LDG giảm sàn còn 20.000 đồng.
Nhóm cổ phiếu FLC Group vẫn còn chất sàn hơn 200 triệu cổ phiếu. Bảng giá VNDirect.
Thị trường giảm điểm chủ yếu do nhóm vốn hóa nhỏ và vừa, trong khi nhóm vốn hóa lớn ít biến động. Riêng rổ VN30 chỉ giảm nhẹ 0,34 điểm (-0,02%) trong phiên.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay diễn biến rất tích cực khi góp mặt 7/10 mã có đóng góp tốt nhất vào chỉ số. Trong đó BID có hỗ trợ lớn nhất khi tăng giá 2,7% lên 43.550 đồng; tiếp đến là VIB tăng giá 4,7% và MBB tăng 2%.
Một số cổ phiếu ngân hàng có cho vay nhóm FLC Group diễn biến trái chiều với ngành. Trong đó OCB mất 1,6% xuống 25.350 đồng, NVB giảm 1,9% còn 35.800 đồng và STB giảm nhẹ 0,2% về 32.250 đồng.
Đóng góp tiêu cực nhất lên chỉ số chung đến từ nhóm cổ phiếu bất động sản. Tiêu biểu nhất là NVL rơi 3% về 80.000 đồng, DIG có thời điểm giảm sàn nhưng kết phiên còn giảm 6,4% xuống 95.000 đồng, VHM của Vinhomes giảm 0,9% còn 75.800 đồng.
Nhiều mã bất động sản có vốn hóa thấp hơn cũng lao dốc mạnh. Đơn cử LDG giảm sàn, L14 rơi 7,7% xuống 339.000 đồng, CII mất 6,3% còn 30.250 đồng, NBB giảm 6,1% xuống 30.600 đồng.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất. Nguồn: VNDirect.
Phiên hôm nay khối ngoại vẫn giao dịch khá ổn định. Họ mua vào lượng cổ phiếu trị giá 1.560 tỷ và bán ra 1.436 tỷ, tương đương mua ròng 124 tỷ đồng trên HoSE.
Tâm điểm gom cổ phiếu của nước ngoài vẫn là mã DGC của Hóa chất Đức Giang với giá trị ròng 181 tỷ, tiếp đến là chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng 75 tỷ. Ngược lại khối ngoại vẫn bán ròng VHM (-51 tỷ), VIC (-46 tỷ) hay HPG (-33 tỷ).
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy