Tin liên quan
Ông Nguyễn Thanh Chấn sắp nhận được khoản bồi thường 7,2 tỉ đồng (Ảnh: Hoàng Yến)
Đây là nhận định của ông Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội khi trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội sáng 8.6.2015. Ông Nguyễn Đình Quyền cho biết: Việc bồi thường oan sai ở Việt Nam được áp dụng theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo đó, khoản 1 Điều 52 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước hiện hành quy định: “ Trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được đảm bảo từ ngân sách trung ương”.
Khi biết thông tin này, dư luận tỏ ra khá bất bình vì cho rằng tiền ngân sách được hình thành từ các khoản đóng thuế của người dân, và người dân không có nghĩa vụ phải trả tiền đền bù cho các lỗi sai của cơ quan tư pháp.
Lý giải vấn đề trên, ông Nguyễn Đình Quyền cho biết: “Pháp nhân nhà nước để xảy ra oan sai thì pháp nhân nhà nước phải đứng ra bồi thường thiệt hại, đó là nguyên lý... Ở nhiều nước, pháp luật quy định là, nếu chứng minh rằng công chức mẫn cán và vô tình để xảy ra sai thì Nhà nước vẫn bồi thường. Đặc biệt là công chức tư pháp được loại trừ hoàn toàn khỏi trách nhiệm bồi thường về vật chất, để không bị sức ép gì khi thực hiện công vụ”.
Ở Việt Nam, tiền bồi thường oan sai sẽ được Nhà nước tạm ứng chi trả cho người được bồi thường, sau đó lập hội đồng xét xử những cán bộ vi phạm và phạt những cán bộ này một phần trong khoản bồi thường đó. Cụ thể, Điều 56 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước quy định: “Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, Hội đồng xét xử cấp Phúc thẩm lần thứ 2 đã tuyên bản án oan cho ông Chấn là đối tượng có nghĩa vụ hoàn trả một phần trong số tiền 7,2 tỷ đồng này. Sau khi xét xử, nếu những cán bộ này bị kết luận là cố ý gây ra thiệt hại thì mới phải hoàn trả theo pháp luật.
Cần một hành lang tư pháp chặt chẽ
Trong phiên trả lời chất vấn tại UBTV Quốc hội ngày 13/3/2015, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình lý giải: “Người thi hành công vụ khi có lỗi cố ý mới phải tự bồi thường. Trong các vụ án oan sai vừa qua, chưa xác định lỗi cố ý, nên không xem xét trách nhiệm hoàn trả của các thẩm phán”.
Theo luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty Luật Hồng Hà, Hà Nội): Nhà nước “cần có sự nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung luật này cho phù hợp để buộc những người gây ra oan sai, bất kể do vô ý hay cố ý, phải hoàn trả lại toàn bộ kinh phí cho Ngân sách Nhà nước”.
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy