Hành trình thả nổi đồng Franc của Thụy Sĩ
17/01/2015 10:40:55
ANTT.VN - Động thái này có vẻ bí mật, gây bất ngờ cho toàn thị trường cũng như đặt ra nhiều câu hỏi cho NHTW Thụy Sĩ. Quyết định này đã khiến đồng Franc tăng mạnh so với đồng Euro và đồng bạc xanh, khiến cả hệ thống tài chính toàn cầu bị sốc nặng.

Tin liên quan

Một trong những đồng tiền đầu tư an toàn nhất thế giới – đồng Franc Thụy Sĩ đã tăng mạnh trong tuần này sau khi ngân hàng Trung Ương Thụy Sĩ quyết định thả nổi đồng tiền này.

Những người nắm giữ đồng Franc có lẽ đã được lợi lớn, tuy nhiên các nhà đầu tư và các hãng môi giới đã ngập chìm trong thua lỗ. Hai hãng môi giới tại London và New Zealand đã công bố lỗ lớn và phải đóng cửa. Một nhà môi giới tiền tệ tại New York cho biết khách hàng của ông chịu thua lỗ thảm hại và cần những khoản nợ gấp để tiếp tục duy trì công việc kinh doanh.

Sự náo loạn này sẽ còn tiếp tục gây ra những bất ổn cho thị trường, bởi giống trái phiếu Mỹ, đồng đô la và vàng, đồng Franc được coi là thiên đường đầu tư nhờ tính ổn định và sức khỏe tài chính của chính phủ Thụy Sĩ.

Điểm lại hành trình tiến đến việc thả nổi đồng Franc

Kể từ năm 2011, Ngân hàng TW Thụy Sĩ (SNB) đã thực hiện một chương trình để giữ đồng Franc khỏi mất giá quá mức so với các đồng tiền khác – đặc biệt là đối với đồng Euro.

Việc đồng tiền này liên tục tăng giá đã khiến những mặt hàng và sản phẩm tại Thụy Sĩ trở nên đắt đỏ và kém sức cạnh tranh so với các quốc gia khác. SNB đã đặt mức tỉ giá 1,2 franc /Euro như một tấm đệm đảm bảo cho đồng Franc.

Để giải thích quyết định của mình, SNB đã nhấn mạnh ý định tách ra khỏi những nền kinh tế mạnh; nhất là việc đồng Euro đã chạm mốc thấp nhất kể từ khi gia nhập thị trường chung châu Âu.

Sau 3 năm, SNB cảm thấy khá khó khăn để tiếp tục duy trì chương trình này. Nhất là trong bối cảnh đồng Euro tiếp tục suy yếu so với các đồng tiền khác, hôm qua đồng tiền chung châu Âu đã xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với đồng đô la. Trong khi đó ngân hàng TW châu Âu (ECB) lại đang nhen nhóm một chương trình kích thích có thể khiến đồng Euro trải qua sự sụt giảm mạnh hơn nữa.

Trong một tuyên bố vào thứ 5 ngày 15/1, Thống đốc SNB, ông Thomas Jordan cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới quyết định này là những tổn thất mà họ phải chịu khi cố giữ mức tỷ giá 1,2franc/ 1 euro, đặc biệt là khi đồng euro ngày càng suy yếu xuống mức thấp nhất kể từ khi ra đời.

Biện pháp của SNB được đưa ra trong bối cảnh đúng 1 tuần nữa các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu(ECB) sẽ có cuộc họp thảo luận về biện pháp kích thích kinh tế mới, trong đó có việc bơm một số lượng lớn tiền mặt vào nền kinh tế, điều này sẽ tạo thêm áp lực cho đồng franc.

Với lượng tiền mặt có thể được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bơm vào nền kinh tế trong thời gian tới (bắt đầu từ 22/1), đồng euro được dự báo sẽ còn giảm giá hơn nữa so với đồng USD. Và do franc Thụy Sỹ được neo theo euro nên có thể cũng giảm giá so với đồng USD. Nếu đồng Franc tiếp tục được neo cùng với đồng Euro, thì đồng tiền này cũng sẽ “chết chìm” cùng với với đồng tiền chung châu Âu.  SNB tuyên bố: “Biện pháp khác thường này sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế Thụy Sỹ khỏi những tổn thấy nghiêm trọng”.

Là một quốc gia có nền kinh tế hướng về xuất khẩu và khu vực ngân hàng quá lớn, Thụy Sĩ đã nhiều lần gặp khó khăn khi tìm cách khống chế đồng nội tệ mà nhà đầu tư luôn tìm đến trong những thời khắc khủng hoảng.

Quyết định của SNB ngày thứ 5 cho phép thị trường tái định giá đồng Franc. Điều này khiến giá trị đồng Franc tăng hơn 20% so với đồng Euro.

Các ngân hàng bị ảnh hưởng ra sao?

Bởi các đồng tiền thường không biến động quá nhiều trong 1 ngày, nên các nhà giao dịch thường sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận. Mức đòn bẩy thường trong khoảng 50:1 không phải là chưa từng được giao dịch trên thị trường tiền tệ.

Đồng Franc được giao dịch với khối lượng lớn nên quyết định của SNB đã dội cho các thị trường tiền tệ một gáo nước lạnh. Các nhà giao dịch chưa kịp thoái vốn sẽ chịu lỗ nặng nề.

Các báo cáo cũng cho thấy động thái của SNB đã khiến những ngân hàng lớn nhất thế giới chịu tổn thất nặng nề. Ngân hàng Citigroup và Deutsche Bank đã mất hơn 150 triệu USD trong bối cảnh hỗn loạn của thị trường sau quyết định của SNB.

Một nguồn tin thân cận cho biết ngân hàng Barclays sẽ mất cả chục triệu đô la vì quyết định này.

Tú Anh (theo ACBnews)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến