Dòng sự kiện:
Nhiều tài khoản của chính trị gia ở nhà băng Thụy Sĩ bị điều tra
22/10/2014 09:55:32
ANTT.VN - Nhà băng Thụy Sĩ không còn là nơi trú ẩn an toàn cho giới tài phiệt khi bê bối về tài chính của các chính trị gia bị phanh phui…

Tin liên quan

Tin liên quan


Các ngân hàng tại Thụy Sĩ được “chọn mặt gửi vàng” bởi những nhà tài phiệt và quan chức cấp cao nhờ tính bảo mật và riêng tư, nhưng đây lại là con dao hai lưỡi bao che cho một loạt vụ trốn thuế và rửa tiền của giới quan chức và những người giàu có trên toàn thế giới.

Tháng 3/2013 cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jérôme Cahuzac đã phải rút khỏi chính trường sau khi bị buộc tội trốn thuế bằng cách mở tài khoản trong ngân hàng Thụy Sĩ mà không công khai với các nhà chức trách. Trong khi đó, chính ông từng là nhân vật chủ chốt được tin tưởng giao trọng trách đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống gian lận thuế dưới thời của tổng thống Francois Hollande. 

Cựu Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jérôme Cahuzac

Ngày 19/3, ông Cahuzac đã từ chức Bộ trưởng Ngân sách sau khi Viện Công tố Pháp thông báo mở cuộc điều tra hình sự về vụ việc này.

Cụ thể là một tài khoản bí mật ở ngân hàng Thụy Sĩ với số tiền gửi là 600.000 euro (tương đương 770.000 USD) đã được phát hiện thuộc quyền sở hữu của ông Cahuzac. Năm 2009, tài khoản này sau đó được chuyển sang Singapore với số tiền trốn thuế lên tới 30.000 euro.

Qua vụ bê bối này cơ quan thuế quan Pháp quyết định sẽ thay đổi  chính sách dành cho những người giàu có ở Pháp chuyển sang Thụy Sĩ sinh sống. Ngày 6/1, Bộ Tài chính Thụy Sĩ cho biết vẫn chưa được thông báo chính thức về những thay đổi này. Tại thời điểm này,  có khoảng 2.000 người Pháp giàu có đang sinh sống ở Thụy Sĩ. Theo quy định mới, những người Pháp giàu có sẽ không thuộc đối tượng hưởng hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Pháp và Thụy Sĩ. Thay vào đó, họ sẽ phải trả 30% thuế che giấu tiền lãi.

Ứng viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney cũng bị nghi ngờ đã khai thác các thiên đường thuế ở nước ngoài trong đó có các ngân hàng tại Thụy Sĩ để gom góp những khoản tiền lớn bất chính.

Việc đóng thuế của ông Romney trước giờ đã gây nhiêu dấu hỏi. Năm 2010, ông báo cáo thu nhập 21,7 triệu USD, hầu hết từ các khoản đầu tư, và chỉ trả hơn 3 triệu USD tiền thuế, một tỉ lệ vào khoảng 13,9%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ của hầu hết những người Mỹ có thu nhập trung bình.

Ứng viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney.

Tạp chí Vanity Fair ngày 3/7/2012 cho biết rất nhiều tài sản của ứng viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney hiện được che giấu trong một mạng lưới các khoản đầu tư ở nước ngoài bao gồm khoảng 30 triệu USD ở quần đảo Cayman.

Thông tin mới trên tờ Vanity Fair đã cho biết chi tiết về việc ông Romney vẫn còn các khoản đầu tư cá nhân ở ít nhất 12 trong 138 quỹ do Bain tổ chức ở Cayman, nơi những khoản tiền được người khác đứng tên.

Ông còn có tài khoản ở một trong những  ngân hàng lớn nhất  Thụy Sĩ  ( UBS) với số tiền 3 triệu USD, theo báo cáo hoàn thuế năm 2010 và các khoản đầu tư khác ở những thiên đường thuế như Bermuda.

Ngày 7/11/2012  Chính phủ Pakistan đã chính thức gửi thư đề nghị nhà chức trách Thụy Sĩ mở lại hồ sơ cuộc điều tra cáo buộc tham nhũng nhằm vào Tổng thống Asif Ali Zardari, đặt ông đứng trước nguy cơ bị truy tố về hành vi rửa tiền hối lộ của vợ ông và ông từ những năm 1990. 

Ngày 7/11/2012  Chính phủ Pakistan đề nghị nhà chức trách Thụy Sĩ mở lại hồ sơ cuộc điều tra cáo buộc tham nhũng nhằm vào Tổng thống Asif Ali Zardari.

Tháng 3/2008 dù đã phải đối mặt với những cáo buộc tham nhũng về các vụ việc từ năm 1990 nhưng ông Zardari đã được xử trắng án.  Các nhà chức trách Thụy Sĩ cũng khép lại hồ sơ vụ án chống ông Zardari sau khi ông được bầu làm Tổng thống Pakistan. Tuy nhiên đến năm 2009, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ sắc lệnh của cựu Tổng thống Musaráp, đồng thời liên tục hối thúc chính phủ đề nghị phía Thụy Sĩ mở lại hồ sơ xét xử, bất chấp chính phủ đã nhiều lần từ chối với lý do Tổng thống được miễn truy tố khi đang tại nhiệm.

Đến tháng 11/2012 vụ việc mới được phanh phui khi ông và vợ là cố Thủ tướng Benazir Bhutto bị nghi sử dụng tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ để rửa khoản tiền 12 triệu USD được cho là tiền hối lộ của các công ty muốn có các hợp đồng thanh tra hải quan. Tuy vậy  ông đã được ân xá cùng với một loạt chính trị gia khác nhờ sắc lệnh của Tổng thống cầm quyền khi đó là ông Pervez Musharraf.

 Lý Tú Anh

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến