Hậu khủng hoảng: Trái phiếu chính phủ còn là kênh đầu tư hấp dẫn?
05/01/2016 08:50:31
ANTT.VN - Tổng giá trị trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu của các quốc gia G7, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong năm 2016 sẽ đạt khoảng 7,1 nghìn tỷ USD.

Tin liên quan

Tổng các khoản nợ tới hạn mà chính phủ các nền kinh tế hàng đầu thế giới phải thanh toán trong năm nay thay đổi không đáng kể so với năm ngoái; trong bối cảnh các quốc gia này đang nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách xuống còn một phần ba so với mức đỉnh trong giai đoạn khủng hoảng tài chính.

Tổng giá trị trái phiếu, hối phiếu và tín phiếu của các quốc gia G7 (gồm Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh, Ý và Canada), Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga trong năm 2016 sẽ đạt khoảng 7,1 nghìn tỷ USD so với con số 7 nghìn tỷ trong năm 2015 và giảm so với mức 7,6 nghìn tỷ trong năm 2012. Theo khảo sát của Bloomberg, nhu cầu huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu ở các nước Nhật Bản, Đức, Ý và Canada đang có xu hướng giảm đi; trong khi Mỹ, Trung Quốc và Anh thì ngược lại.

Nhu cầu vay nợ để trả nợ của các nền kinh tế lớn. (Ảnh: Bloomberg)


Nhu cầu vay mới để trả nợ cũ của các nền kinh tế lớn trên thế giới (Đơn vị: nghìn tỷ USD). Ảnh: Bloomberg

Cũng theo Bloomberg, tổng các khoản nợ đáo hạn của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang có xu hướng giảm dần kể từ năm 2012. Thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ thu hẹp trong năm 2016 khi chính phủ các nước này tiếp tục cắt giảm chi tiêu để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mohit Kumar, giám đốc phân tích chiến lược của ngân hàng đầu tư Credit Agricole SA’s  chi nhánh Luân Đôn, cho biết hầu hết các quốc gia này đang đẩy mạnh triển khai các chính sách tài chính. Việc tiến hành nới lỏng chính sách tài chính trong giai đoạn khủng hoảng nhằm mục đích kích thích tăng trưởng kinh tế và chuyển các khoản nợ từ khu vực tư nhân sang khu vực công.

Dòng người di cư

Mặc dù các khoản nợ tới hạn giảm làm giảm áp lực đi vay của chính phủ , tuy nhiên không có nghĩa rằng họ sẽ đi vay (phát hành trái phiếu) ít hơn, điều này còn tuỳ thuộc vào nhu cầu tài trợ vốn của từng quốc gia. Đức dự định nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành từ 175 tỷ Euro trong năm 2015 lên 203 tỷ Euro (tương đương 221 tỷ USD) trong năm nay, một phần sẽ được dùng để hỗ trợ dòng người di cư. Nga và Brazil có tỷ lệ giảm phát hành trái phiếu lớn nhất, tương đương với mức giảm 38% và 26%, theo số liệu được cung cấp bởi Bloomberg. Các quốc gia G7 và BRICs (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ cần đi vay 7,8 nghìn tỷ USD để thanh toán các khoản nợ trong năm nay.

Theo ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, nhu cầu đầu tư vào trái phiếu chính phủ năm 2015 tăng 1,2% so với năm 2014 và lợi nhuận trung bình đạt khoảng 4,4% trong vòng 5 năm qua. Lợi suất trái phiếu (yields) đang có xu hướng tăng trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed dự báo sẽ có ít nhất 4 lần tăng lãi suất cơ bản trong năm 2016.

Mức đền bù cao hơn

Theo dự báo của 65 nhà phân tích kinh tế được khảo sát bởi Bloomberg, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm sẽ tăng 2,75% cho tới cuối năm 2016. Điều này khiến nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức đền bù cao hơn để nắm giữ các loại trái phiếu của quốc gia khác như Đức và Nhật Bản, khi lợi suất trái phiếu ở 2 nước này đang ở mức thấp trong bối cảnh ngân hàng trung ương muốn tăng cung tiền thông qua việc mua trái phiếu. Lợi tức trung bình của trái phiếu chính phủ Mỹ theo số liệu của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch tăng 1,1%, từ mức thấp nhất 0,82% trong tháng 1/2015.

Mỹ, “con nợ” lớn nhất thế giới

Tại Mỹ, “con nợ” lớn nhất thế giới với tổng nợ nước ngoài lên đến 13,1 nghìn tỷ USD, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành được dự báo sẽ tăng khoảng 14% so với mức 3.5 nghìn tỷ USD vào năm ngoái. Trong khi nhu cầu vay mới để trả nợ cũ (refinancing) ở Trung Quốc có mức tăng cao nhất 41% lên đến 254 tỷ USD trong năm 2016.

Trái phiếu chính phủ Mỹ. (Ảnh: Internet)

Trái phiếu chính phủ Mỹ. (Ảnh: Internet)

Theo Rabobank International, mặc dù  việc giảm phát hành trái phiếu ở hầu hết các nền kinh tế lớn, cùng với các chính sách nới lỏng định lượng và lạm phát có xu hướng chậm lại cũng không làm giảm nhu cầu đầu tư vào trái phiếu chính phủ, ngay cả khi lãi suất cơ bản ở Mỹ tăng đang gây sức ép lên lợi suất trái phiếu. Lạm phát tăng chậm làm tăng sức hấp dẫn từ các khoản thu cố định từ việc nắm giữ trái phiếu chính phủ. Các nhà kinh tế học được khảo sát bởi Bloomberg cho biết chỉ số giá tiêu dùng ở các quốc gia phát triển chỉ tăng 0,5% trong năm 2015, con số khiêm tốn so với mức tăng 3,5% trong năm 2008.

Các nhà kinh tế cũng dự đoán mức thâm hụt ngân sách của các nước phát triển sẽ giảm xuống mức trung bình 2,4% trên tổng sản phẩm quốc nội trong năm nay, so với mức 2,6% trong năm 2015 và mức cao nhất 7,2% vào năm 2009. Lyn Graham-Taylor, một chiến lược gia của ngân hàng Rabobank chi nhánh Luân Đôn cho biết: “Chúng tối vẫn lạc quan với trái phiếu chính phủ.”

Nguyễn Việt Hà (Theo Bloomberg)

 
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến