Dòng sự kiện:
Hé lộ bức màn bí mật về nhà máy in tiền của Mỹ
08/09/2015 07:00:45
ANTT.VN - Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ - The Bureau of Engraving and Printing (BEP) trực thuộc Bộ tài chính Mỹ là cơ quan duy nhất có chức năng thiết kế và in các sản phẩm tiền giấy của Mỹ. Với 2 cơ sở sản xuất ở Washington, DC và Fort Worth, Texas, BEP là nhà sản xuất các văn kiện an ninh của Chính phủ lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Tin liên quan

Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ -  The Bureau of Engraving and Printing (BEP) trực thuộc Bộ tài chính Mỹ là cơ quan duy nhất có chức năng thiết kế và in các sản phẩm tiền giấy của Mỹ (BEP không sản xuất tiền kim loại; tất cả tiền đúc đều được sản xuất bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ - United States Mint). Ngoài ra, BEP còn sản xuất các chứng chỉ; giấy mời; thẻ ra vào; thẻ nhận dạng và các tài liệu an ninh đặc biệt khác cho một loạt các cơ quan Chính phủ. Với 2 cơ sở sản xuất ở Washington, DC và Fort Worth, Texas,  BEP  là nhà sản xuất các văn kiện an ninh của Chính phủ  lớn nhất tại Hoa Kỳ.
 
Không chỉ là nhà máy in tiền
BEP được thành lập vào năm 1962 bắt nguồn từ một căn phòng nhỏ nằm dưới tầng hầm của tòa nhà chính Kho bạc Mỹ - Burea’s Annex dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Tuy nhiên, tại thời điểm này, BEP chưa có tên chính thức như hiện nay.
Tháng 7 năm 1861, Quốc hội Mỹ lệnh cho Bộ Tài chính phát hành tiền giấy thay cho tiền xu do thiếu tiền hỗ trợ các cuộc nội chiến. Khi đó, Chính phủ không có đủ cơ sở vật chất để in tiền giấy do vậy, việc sản xuất phải nhờ đến một một ngân hàng tư nhân. 1 bảng in khi đó chỉ in được 4 tờ tiền giấy, sau đó các bảng in này được gửi đến một căn phòng nhỏ nằm dưới tầng hầm của kho bạc – sau này chính là BEP. Tại đây, hàng chục nhân viên sẽ ký, đánh số, cắt và niêm phong thủ công số tiền. Dần dần, một số các công việc khác liên quan đến tiền tệ như in các trái khoán chính phủ, khắc dấu, … cũng được thực hiện tại kho bạc.

Tờ chứng nhận mệnh giá 1$, sản xuất năm 1899 (nguồn ảnh: Internet)

Ban đầu, các hoạt động xử lý tiền tệ tại BEP không được tổ chức một cách bài bản, chính thức. Mãi cho đến khi Quốc hội thành lập Phòng Kiểm soát Tiền tệ và Cục ngoại tệ quốc gia vào năm 1863 để xử lý các giấy tờ có giá của ngân hàng thì các hoạt động xử lý tiền tệ tại BEP trên danh nghĩa được gắn liền với cơ quan này. Tuy nhiên, trong nhiều năm, BEP vẫn chỉ được biết đến dưới những tên gọi như: “cục in ấn”, “cục xử lý giấy tờ có mệnh giá nhỏ”, “bộ phận xử lý tiền tệ”,… Mãi cho đến năm 1874  "Cục Khắc và In ấn "- BEP mới được chính thức công nhận bởi Quốc hội và được cấp kinh phí hoạt động từ năm 1875.
Năm 1877, BEP trở thành cơ quan duy nhất có chức năng in tiền, trái phiếu và các văn kiện an ninh khác của của Hoa Kỳ. Ngoài ra, BEP cũng thiết kế và sản xuất, toàn bộ hoặc một phần, tiền cho các quốc gia như Philippines, Cộng hòa Cuba, Hàn Quốc, Anh và Eritrea. Các sản phẩm ban đầu khác do BEP sản xuất còn có các giấy tờ ghi nợ của Chính phủ như phiếu khoán sinh lãi, tín phiếu kho bạc lãi kép, trái phiếu,...

Thẻ lưu niệm do BEP sản xuất cho triển lãm HAPEX APS 70 và Hội nghị thường niên lần thứ 84 của Hiệp hội tem Hoa Kỳ vào năm 1970 (nguồn ảnh: Internet)

Năm 1866, BEP bắt đầu in tem thu nội bộ, và đến năm 1878, gần như tất cả các loại tem thu đều được sản xuất tại cơ quan này. Việc sản xuất tem bưu chính bắt đầu vào năm 1894. Trong năm đầu tiên bắt đầu sản xuất tem bưu chính, BEP đã cho ra đời hơn 2.1 triệu con tem. Bên cạnh đó, BEP cũng sản xuất giấy mời tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống và quà lưu niệm cho các sự kiện.

Tem in hình James Garfield, chiếc tem bưu chính đầu tiên được BEP sản xuất năm 1894 (nguồn ảnh: Internet)

Trong thời kỳ khủng hoảng, BEP còn in một số sản phẩm đặc biệt như giấy chứng nhận thanh toán cho quân đội Mỹ, tiền và bưu tem cho một số nước đồng minh, và trái phiếu chiến tranh (trái phiếu chiến tranh là chứng từ nợ đảm bảo được phát hành bởi chính phủ để tài trợ cho các hoạt động của quân đội và các chi phí khác trong thời gian chiến tranh).
Năm 2005, việc sản xuất tem được chuyển giao hoàn toàn cho Công ty dịch vụ bưu chính Mỹ- United States Postal Service. Kết thúc 111 năm sản xuất tem bưu chính của BEP.

Đồng bạc xanh mệnh giá 1$ sản xuất năm 2009 (nguồn ảnh: Internet)

Từ căn phòng trong hầm đến nhà máy hiện đại bậc nhất

Trụ sở đầu tiên của BEP là tại tầng hầm và tầng áp mái của Kho bạc nằm ở 1500 đại lộ Pennsylvania.
Năm 1878, do những lo ngại về an toàn cũng như gián đoạn trong hoạt động của BEP ảnh hưởng đến các bộ phận khác tại kho bạc, Quốc hội đã xây dựng một tòa nhà riêng biệt làm trụ sở mới cho BEP trên mảnh đất ở góc tây nam của phố số 14 và phố B (nay là đại lộ Độc lập - Independence Avenue), công trình được hoàn thành vào năm 1880.
Trong năm 1906, để đầu tư phát triển cơ sở vật chất vượt bậc BEP đã xây dựng thêm một tòa nhà giữa phố 14 và 15, nằm ở phía nam của tòa nhà thứ 1. Công trình tiếp theo, hiện nay được biết đến là tòa nhà chính của BEP được hoàn thành vào tháng 2 năm 1914 với chiều rộng khoảng 90m và cao khoảng 32m.

Toàn cảnh các tòa nhà tại Washington DC của BEP vào năm 1918 (nguồn: internet)

Mặt chính diện của tòa nhà chính trong lễ kỷ niệm 150 năm thành lập BEP (nguồn: internet)

Tháng 8 năm 1935, Quốc hội tiếp tục cấp vốn để BEP xây dựng thêm một tòa nhà phụ trên phố 14, giữa phố C và D, đối diện với tòa nhà chính, việc xây dựng được hoàn thành trong năm 1938. Tòa nhà có chiều rộng khoảng 87m, dài khảng 170m.
Trải qua một thời gian dài hoạt động, công suất sản xuất của nhà máy in được cải thiện đáng kể từ 4 tờ tiền/1 bảng in vào năm 1862 lên 8 tờ tiền/ 1 bảng in vào năm 1918 để phục vụ nhu cầu tài chính hỗ trợ cho chiến tranh thế giới thứ I.
Năm 1929, sự vượt bậc trong thiết kế tiền khi chất lượng của đồng bạc xanh được chú trọng nhiều hơn, kích cỡ được thu nhỏ lại thì số lượng in được tăng lên đến 12 tờ tiền/ 1 bảng in. Việc này đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí giấy in còn những chi tiết thiết kế thì giúp công chúng dễ nhận diện hơn.

Trụ sở phía tây của BEP từ năm 1987 đến năm 1991 (nguồn: internet)

Trong năm 1985, BEP bắt đầu kế hoạch mở rộng cơ sở về phía tây sông Mississippi. Trong tháng 11 Năm 1986, Fort Worth, Texas, là nơi được chọn để đặt trụ sở phía  Tây của Cục - Bureau of Engraving and Printing’s Western Currency Facility (WCF). Việc thiết lập sản xuất tại WCF bắt đầu vào tháng 12 năm 1990 , và hoạt động sản xuất chính thức được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1991.
Sự phát triển trong công nghệ in, với loại mực in hiện đại đã giúp BEP tăng số lượng đồng bạc xanh được in lên đến 32 tờ tiền/ 1 bảng in vào năm 1957, việc này đã giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
Từ một căn phòng quy mô chỉ vài chục công nhân, ngày nay, BEP có khoảng 2700 nhân viên. Trong lịch sử, công nhân trẻ nhất làm việc cho BEP là cô Emma S. Brown được nhận vào làm việc năm 1865, khi mới 11 tuổi. Các nhân viên của BEP làm việc tập trung suốt ngày đêm và trung bình mỗi ngày in ra 22.500 tờ giấy bạc có mệnh giá khác nhau. Các công nghệ tiên tiến nhất liên tục được áp dụng và trong năm 2013 BEP đã phát hành ra 6.6 tỷ đồng bạc xanh với chi phí chỉ 10 cent/1 tờ tiền.
 
Dương Minh (Theo bep.gov)
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến