3 doanh nghiệp bất động sản niêm yết báo lỗ trong năm 2018. (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Tình hình kinh doanh của CTCP Dầu khí Đông Đô (UPCoM: PFL) vẫn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực khi đơn vị này tiếp tục báo lỗ hơn 19.6 tỷ đồng trong năm 2018. Ở giai đoạn 2012 – 2018, ngoại trừ năm 2016 lãi 1 tỷ đồng thì các năm còn lại PFL đều báo lỗ ít nhất 15 tỷ đồng.
Trong năm 2018, PFL hầu như không triển khai thêm được dự án mới. Đồng thời, các dự án đang triển khai như dự án Khu đô thị Dầu khí Vũng Tàu hay dự án Khu nhà ở Tương Bình Hiệp đều phải tạm dừng do không thu xếp được nguồn tài chính.
Tính đến ngày 31/12/2018, Công ty đã đầu tư 36 tỷ đồng vào dự án Tương Bình Hiệp. Hàng tồn kho của Công ty tính đến cuối kỳ còn 189 tỷ đồng, riêng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của dự án chung cư Mỹ Phú chiếm 134 tỷ đồng.
Đối với Petroland (HOSE: PTL), nguồn thu hiện tại chủ yếu đến từ các hoạt động cho thuê văn phòng, hợp tác kinh doanh, quản lý tòa nhà và hoạt động tư vấn giám sát. Tuy nhiên, hiệu quả từ những hoạt động này không cao, Công ty phải kinh doanh dưới giá vốn và gánh gần 19 tỷ đồng chi phí dẫn đến kết quả kinh doanh bị lỗ hơn 12 tỷ đồng.
Cũng không khá khẩm hơn, vừa mới thoát lỗ ở năm 2017 thì CTCP Simco Sông Đà (HNX: SDA) lại báo lỗ 11.7 tỷ đồng ở năm 2018. Tính đến ngày 31/12/2018, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của SDA hơn 50 tỷ đồng, gấp 2.6 lần con số đầu kỳ, trong đó khoản phải thu khách hàng khác chiếm gần 46 tỷ đồng. Ngoài ra, dự án tòa nhà SIMCO Tower có chi phí sản xuất kinh doanh dài hạn gần 76 tỷ đồng.
Cổ đông của SDA sẽ phải mòn mỏi hóng cổ tức từng ngày, thậm chí khó có hi vọng khi đơn vị này dời ngày thanh toán cổ tức bằng tiền của năm 2011 và 2013 đến tận cuối năm 2021. SDA cho biết, Công ty đã dùng tiền chi trả cổ tức 2 năm này để đầu tư vào dự án khai thác đá tại Myanmar. Thế nhưng dự án này lại gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nên Công ty chưa thể thu hồi vốn giai đoạn 1. Khoản vay và nợ dài hạn cho dự án này tính đến cuối kỳ năm 2018 gần 21 tỷ đồng, lãi vay hơn 3.3 tỷ đồng và phải trả khác cho dự án 18 tỷ đồng.
Như một lẽ dĩ nhiên, các doanh nghiệp trên đều vỡ kế hoạch năm đề ra, thậm chí PTL còn không có kế hoạch để theo đuổi.
Kết quả kinh doanh năm 2018 so với kế hoạch. (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance
Một trong những điểm chung khác của 3 doanh nghiệp trên là cổ phiếu trên thị trường đều trong trạng thái rất “rẻ”. Kết phiên ngày 01/02/2019, cổ phiếu PTL (đang bị kiểm soát) giao dịch tại 2,610 đồng/cp, SDA (bị cảnh báo) ở 5,600 đồng/cp, riêng cổ phiếu PFL dò đáy 700 đồng/cp.
Những doanh nghiệp bất động sản niêm yết báo lỗ trong quý 4/2018. Đvt: Triệu đồng
Nguồn: VietstockFinance
Nếu chỉ tính riêng trong quý 4/2018 thì có đến 9 doanh nghiệp bất động sản niêm yết báo lỗ. Trong đó, CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) lỗ nặng nhất với hơn 20 tỷ đồng (năm 2017 lãi 12.5 tỷ đồng). Sau 6 quý có lãi, CTCP Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (HOSE: HAR) đã bắt đầu thua lỗ trở lại khi báo lỗ 7.6 tỷ đồng trong quý cuối năm 2018.
Theo FILI
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy