Tin liên quan
Ban hành đã hơn một tháng nhưng Thông tư 39 vẫn chưa được công bố đầy đủ trên Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước.
Hiện chưa có thông tin cụ thể ra thị trường, nhưng có thể cuộc họp này, cũng như chính sách liên quan sẽ hướng đến việc hóa giải băn khoăn về cơ chế lãi suất cho vay, đặt ra từ đầu năm nay.
Cụ thể, từ ngày 1/1/2017, Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện cơ chế trần lãi suất cho vay mới.
Tuy nhiên, tại thời điểm luật bắt đầu có hiệu lực nói trên, một loạt tờ báo đã đặt ra băn khoăn về việc thực thi, do có khác nhau giữa quy định của các bộ luật, khác biệt lợi ích giữa bên cho vay và đi vay.
Đó là, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, mức lãi suất vay tiền theo các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm (nếu thỏa thuận không rõ thì sẽ là 10%/năm). Nhưng theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 và Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, nhưng lại “theo quy định của pháp luật”.
Băn khoăn đó có thể dẫn giải cụ thể: Hiện phần lớn lãi suất cho vay các tổ chức tín dụng áp với doanh nghiệp và cá nhân đều nằm dưới trần 20%/năm như trần quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, nhưng nhiều khoản vay khác như qua thẻ tín dụng, vay tiêu dùng qua công ty tài chính… có lãi suất trên 20%/năm, thậm chí trên 30%/năm.
Những mức lãi suất cho vay đó có vượt trần và phạm luật hay không? Và trong tương lai, giả dụ lãi suất tăng cao và lãi vay nói chung vượt mốc 20%/năm thì sao?
Băn khoăn trên chưa có lời giải cụ thể và toàn diện.
Theo đó, câu trả lời và sự hóa giải được hướng về cuộc họp nói trên, cũng như ở chính sách liên quan.
Cụ thể, ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Thông tư này thay thế quy chế cho vay đã ban hành 16 năm trước, cũng như một số văn bản khác liên quan.
Việc ban hành Thông tư 39 là kịp thời, đặt trong bối cảnh Bộ luật Dân sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có thông cáo giới thiệu về Thông tư 39, nhưng không nêu các quy định cụ thể.
Đáng chú ý, Thông tư 39 đã ban hành cách đây hơn một tháng, nhưng việc tra cứu hệ thống văn bản trên Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước, cũng như hệ thống thư viện trực tuyến của các công ty luật…, đều chưa có cập nhật đầy đủ. Theo đó, quy định chi tiết tại Thông tư 39 hiện vẫn chờ giới thiệu một cách đầy đủ.
Còn theo giới thiệu của Ngân hàng Nhà nước, thông tư này quy định khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng 2010, Bộ luật dân sự 2015, các quy định hiện hành khác của pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay.
Theo đó, có thể Thông tư 39 đã hóa giải cụ thể băn khoăn nói trên.
Còn ở định hướng chung, Thông tư 39 quy định về lãi suất cho vay, cũng như bao trùm nhiều quy định đối tượng được hoặc không được cho vay, nguyên tắc cho vay, điều kiện vay vốn, phí liên quan đến khoản vay, bảo đảm tiền vay, cơ cấu thời hạn trả nợ, thoả thuận cho vay…
Thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 15/3/2017, tức chỉ còn hơn một tháng nữa.
Nên đọc
Theo Vneconomy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy