Phim trường điện ảnh Cổ Loa hoang tàn
17/06/2015 11:12:36
ANTT.VN - Đổ vốn hơn 100 tỷ đồng với diện tích 15ha, hứa hẹn trở thành một trường quay đa năng có quy mô, thiết bị và công nghệ hiện đại, đưa nước ta đứng trong số 30 nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực điện ảnh vào năm 2030. Nhưng đến nay, Trường quay Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội) – lại tiếp tục rơi vào cảnh hoang tàn.

Tin liên quan

Từ bỏ hoang đến khôi phục

Hơn 50 năm trước, Trường quay Cổ Loa  là “kinh đô điện ảnh” của Việt Nam. Khi đó, nơi đây đã có đầy đủ từ bối cảnh, phòng dựng tới phòng in tráng, lồng tiếng. Là cái nôi của nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển như: "Chung một dòng sông”, "Chị Tư Hậu”, "Nghêu, sò, ốc, hến”..., nơi đây cũng đã gắn bó với nhiều thế hệ nghệ sĩ, diễn viên, với ngành điện ảnh Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Nhưng đến những năm 1980, cùng với những khó khăn, sự thăng trầm của đất nước, Trường quay Cổ Loa dần bị quên lãng và trở nên hoang tàn.

Toàn khu vực ngoại cảnh bao trùm một không gian hoang tàn đến lạnh người với một vài khu bối cảnh xập xệ.

Năm 2008, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và để ngành Điện ảnh có một trường quay chuyên nghiệp. Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã ký quyết định về việc xây dựng Trường quay Cổ Loa, với sự đầu tư kinh phí lớn của Nhà nước.

Dự án được xây dựng ngay cạnh vòng thành Cổ Loa, rộng 15ha, trong đó có trường quay ngoại cảnh, trường quay nội, khu kỹ thuật, khu hậu kỳ… Hứa hẹn là một trường quay đa năng có quy mô, thiết bị và công nghệ hiện đại. Trường quay ngoại cảnh sẽ đáp ứng các nhu cầu phục dựng các bối cảnh tiêu biểu của lịch sử văn hóa Việt Nam, tạo điều kiện để điện ảnh Việt Nam cho ra đời các tác phẩm sử thi chuyên nghiệp, chất lượng cao.

Sau khi kết thúc giai đoạn 1 dự án phục hồi nâng cấp cải tạo vào hồi tháng 2-2011, bộ mặt của trường quay Cổ Loa đã dần thay đổi với khu trường quay nội hơn 400 m2 xây dựng cách đây hơn 50 năm đã được cải tạo, nâng cấp khang trang, hệ thống phòng ghi hình được trang bị hệ thống đèn hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn làm phim nhựa theo công nghệ mới (bao gồm 1 phòng lớn 400 m2 và một phòng 50m2); các phòng hóa trang, phục trang, phòng đạo diễn, diễn viên...

Hai dãy nhà cũ cũng được nâng cấp thành nhà công vụ và nhà nghỉ tiêu chuẩn 3 sao phục vụ các đoàn phim. Hệ thống đường, điện, nước, thông tin liên lạc trong trường quay cơ bản đã hoàn thiện mang lại hi vọng mới cho nền điện ảnh Việt Nam.

Niềm vui ngắn chẳng tày ngang

Những tưởng bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để khôi phục lại “kinh đô điện ảnh” của Việt Nam xưa, nhằm tái hiện lại nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thông qua bối cảnh của các bộ phim lịch sử. Hướng đến một trong những mục tiêu là Trường quay Cổ Loa sẽ đạt công suất khoảng 30 phim truyện nhựa/năm và năm 2020 sẽ đạt 35 phim truyện nhựa, đến 2030 sẽ đưa nước ta đứng trong 30 nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực điện ảnh.

Xong niềm vui ngắn ấy chẳng tày ngang khi đã “tiêu hết” hơn 100 tỷ vào việc cải tạo, nâng cấp nhưng Trường quay Cổ Loa vẫn đang loay hoay ở việc hoàn thành phương án quy hoạch tổng thể.

Khu vực nội cảnh với hệ thống âm thanh, hệ thống ánh sáng, hệ thống điều hòa trung tâm hiện đại với chi phí thiết bị lên đến 1,5 triệu USD nhưng mới dùng để quay được 2,3 bộ phim như “Thái sư Trần Thủ Độ”, “Huyền Sử Thiên Đô”…. Còn hiện nay chỉ là nơi dùng để trưng bày mấy loại đạo cụ của phim các phim lịch sử, thi thoảng phục vụ một vài đoàn khách thăm quan mà không thu hút được các đoàn làm phim.

Còn khu vực ngoại cảnh thì hoang tàn đến lạnh người. Còn đâu nữa những bối cảnh thái ấp, cung điện, kiến trúc làng quê, những khu phố nhà giàu, nhà nghèo, những cổng thành, tường thành dài hàng 100m – những bối cảnh đã dựng lên mất hàng tỷ đồng của hai phim “Thái sư Trần Thủ Độ” và “Huyền Sử Thiên Đô”. Mà tất cả những tòa ngang dãy dọc đó đang trở lại cảnh hoang tàn của hơn 5 năm về trước.

Lí giải vì sao nhiều hạng mục bối cảnh không còn tồn tại sau 1 thời gian ngắn. Người phụ trách kĩ thuật của Trường quay Cổ Loa cho biết, những bối cảnh dựng lên phần nhiều là được sản xuất tạm bợ bằng xốp, gố dán…nên chỉ một thời gian sau, vì nắng mưa, thiếu kinh phí bảo trì, đã nhanh chóng xuống cấp thảm hại, để lại là khung cảnh nhếch nhác, hoang tàn.

Một số hình ảnh hoang tàn, nhếch nhác của khu vực ngoại cảnh

Bối cảnh trong phim “Đập cánh giữa không trung” mới quay nên còn lại cũng đang bắt đầu hỏng.

Toàn khu vực ngoại cảnh bao trùm một không gian hoang tàn đến lạnh người với một vài khu bối cảnh xập xệ.

Những bối cảnh đều được dựng tạm bợ bằng sốp, gỗ dán nên nhanh chóng xuống cấp

Một hai cái lều quán siêu vẹo

Những con đường đi trong khu phố nhà giàu ( bối cảnh trong phim Thái sư Trần Thủ Độ)còn xót lại  phải trải bạt để giữ cho cỏ không mọc

Những khu nhà chỉ còn lại dấu vết là những nền gạch, những cột mốc đánh dấu

Một số bức tượng đưa vào nhằm tạo cảnh quan phục vụ du khách nhưng đổ ngổn ngang

Mô hình Trường quay Cổ Loa trong tương lai. Trong đó, có khu nội cảnh, khu nhà công vụ, các khu hậu kì….Đặc biệt là khu vực ngoại cảnh với một số bối cảnh kiên cố như Hoàng thành Thăng Long, Phố cổ… Xong với tình trạng hiện nay thì việc thực hiên được hay không là một vấn đề lớn.

Linh Anh
Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến