Tin liên quan
Cùng với tháp Phổ Minh, hình ảnh nữ công nhân nhà máy dệt đang sản xuất là hình ảnh đầy tự hào của tỉnh Nam Định được in trên đồng tiền 100 đồng và 2000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Hình ảnh nữ công nhân nhà máy Dệt Nam Định được in trên đồng tiền 2.000 đồng
Tổng công ty Dệt may Nam Định – tiền thân là Nhà máy Dệt Nam Định đã trải qua gần 120 năm lịch sử hình thành và phát triển cùng những biến cố thăng trầm của thời đại.
Được biết, nhà máy Dệt Nam Định - từng là 1 cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra từ năm 1898.
Lịch sử ghi nhận, dưới thời Pháp thuộc, Nhà máy dệt Nam Định được biết đến là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Theo đó, vào năm 1924 số công nhân của Nhà máy đã lên tới 6.000 người. Đến năm 1929, Nhà máy đã có quy mô 135 máy dệt. Đến năm 1939, nhà máy phát triển lên với quy mô 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, 1 xưởng nhuộm, 1 xưởng chăn, 1 xưởng cơ khí, 1 xưởng động lực...
Trong hơn một thế kỷ qua, đối với những người dân Thành Nam, tiếng còi tầm từ nhà máy Dệt cùng những mảng tường vàng ẩm mốc, bong tróc đã trở nên quá quen thuộc, không chỉ là biểu tượng của một thời kháng chiến vàng son mà nó đã hằn sâu trong nếp nghĩ, thói quen mỗi lần chạy xe ngang qua ngay trong thời công nghiệp hiện đại.
Hình ảnh quen thuộc của nhà máy Dệt Nam Định trong hơn 1 thế kỷ qua
Trung tuần tháng 6/2016, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã tiến hành lễ khởi công Khu đô thị Dệt may ngay trên chính mảnh đất mà Nhà máy Dệt Nam Định đã “đóng đô” cả thế kỷ qua – đánh dấu một bược ngoặt mới trong quá trình thay da đổi thịt của Thành Nam.
Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai trong vòng 5 năm với tổng mức đầu tư 412 tỷ đồng trên quy mô 24,8ha. Dự án Khu đô thị Dệt May Nam Định sau khi hoàn thành sẽ tạo ra quỹ đất đô thị sạch với 936 lô đất ở biệt thự, liền kề; 20.076m2 công viên cây xanh và thể dục thể thao, 16.314m2 đất thương mại dịch vụ và 34.748m2 đất giáo dục, y tế, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ…
Nhà máy Dệt vang bóng một thời sẽ được di dời về khu công nghiệp Hòa Xá.
Theo ghi nhận của PV ANTT.VN vào cuối tháng 6/2016, một phần Nhà máy đang được tiến hành phá dỡ, bên cạnh đó vẫn có một số máy móc vẫn đang tiến hành sản xuất.
Một phần khu nhà máy đang trong quá trình phá dỡ phục vụ dự án Khu đô thị Dệt may
Một số máy móc vẫn đang tiếp tục sản xuất, chuẩn bị di dời sang KCN Hòa Xá
Phối cảnh tổng thể và thông tin dự án Khu đô thị Dệt may do Vinatex làm chủ đầu tư
Hiểu Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy