GS Phạm Phụ phát biểu tại hội thảo
Đề xuất này đã được nêu ra tại hội thảo hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ ĐH do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (Quốc hội) tổ chức sáng 25/12.
Tăng trách nhiệm của người học
GS Phạm Phụ, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đưa ra kiến nghị về học phí. Theo đó nên bổ sung vào luật từng bước tăng suất đầu tư cho sinh viên mỗi năm. Hiện tại, mức đầu tư này ở Việt Nam quá thấp, chỉ khoảng 1.000 USD/năm (trong khi ở Mỹ 22.000 USD, Đài Loan 7.000 USD). Theo GS Phạm Phụ, nên tăng mức đầu tư này lên khoảng 2.100 USD/sinh viên/năm.
GS Phạm Phụ cho rằng, để tăng mức đầu tư này cần phải tăng trách nhiệm của người học ĐH. Cụ thể là tăng học phí khoảng 2,5 lần so với hiện nay. Khi đó, cần phát triển các quỹ cho sinh viên vay vốn để đảm bảo công bằng xã hội vì hiện việc cho sinh viên vay từ ngân sách quy mô quá nhỏ và chỉ đủ trả học phí.
“Nhà nước nên nhiều quỹ cho vay, thậm chí nhà nước có thể đi vay quốc tế để lập quỹ này. Điều này còn tăng trách nhiệm với sinh viên thay vì gia đình như hiện nay”, GS Phạm Phụ nói.
Cũng tại hội thảo, nhiều kiến nghị về vấn đề tự chủ tài chính trong trường ĐH được nêu ra. PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng các quy định hiện hành về tự chủ ĐH hiện còn bất cập. Trong đó, các trường tự chủ được xây dựng cơ chế học phí nhưng học phí này vẫn bị khống chế bởi mức trần. Chính điều này khiến các trường chưa hoàn toàn tự chủ.
Tương tự GS-TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng nói, dự thảo luật sửa đổi cũng cho các trường quyền tự quyết định mức thu học phí theo cơ chế giá nhưng lại cơ chế định giá do Chính phủ quy định, đây là mâu thuẫn.
Sở hữu cổ phần trong trường công lập?
Trong khi đó, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có những kiến nghị về sở hữu tài sản trong trường công lập. Ông Dũng cho rằng cần phải nhanh chóng đưa vào luật việc bỏ cơ quan chủ quản. Hiện nay dù đã tự chủ nhưng tư duy của người lao động vẫn rất “bao cấp” vì họ không cảm nhận mình là người chủ trường.
GS-TS Nguyễn Thị Cành ý kiến, Nghị quyết 77 đưa ra 4 hình thức tự chủ về tài chính với các trường công lập. Trong đó có hình thức tự chủ cả chi đầu tư, chi thường xuyên không khác gì một trường ĐH tư thục. “Quan điểm của tôi là trường công lập vẫn phải có một phần vốn nhà nước”, tiến sĩ Cành nói.
Cũng theo GS-TS Nguyễn Thị Cành, có nhiều mâu thuẫn trong quản lý nhà nước và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường công lập. Bà Cành nói: “Tôi từng đi kiểm tra việc thực hiện tự chủ tại các trường nhưng nhận thấy việc tìm thông tin rất khó. Chỉ đơn giản là tìm thông tin đội ngũ các trường nhưng website các trường chỉ nêu số lượng. Điều này cho thấy trách nhiệm giải trình và và mức độ minh bạch thông tin trong tự chủ chưa đảm bảo. Luật cần quy định rõ hơn về quy định này”.
Theo Thanh Niên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy