"Việt Nam không chỉ là một quốc gia xuất khẩu mà còn là một nền kinh tế tiêu dùng đầy tiềm năng", ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam phát biểu trong một sự kiện ra mắt dòng thẻ tín dụng du lịch mới đây.
Dẫn lại nghiên cứu của HSBC Global Research, ông cho biết Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt Đức và Anh.
Việt Nam cũng thuộc top 5 nước châu Á được dự báo có mức tăng trưởng thị trường tiêu dùng nhanh nhất trong giai đoạn 2021-2030, sở hữu nhóm dân số có thu nhập trên 20 USD/ngày theo điều kiện ngang giá sức mua (PPP).
Động lực chính là tầng lớp trung lưu cao (có thu nhập trong khoảng 50-110 USD/ngày) được dự báo tăng bình quân 17% mỗi năm từ nay đến năm 2030.
Bên cạnh đó, ông Taylan Turan, Giám đốc Dịch vụ Ngân hàng cá nhân và Chiến lược, Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính cá nhân của HSBC còn cho biết phần lớn tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam thuộc độ tuổi trẻ. Yếu tố này, theo ông, rất khó nhìn thấy ở các quốc gia khác.
"10-20 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu dùng hàng đầu nhờ vào thế hệ trung lưu này. Đây cũng là phân khúc khách hàng tăng trưởng mạnh nhất ở HSBC. Tôi cho rằng nếu có thể kết hợp tầng lớp trung lưu đang phát triển và nhóm thịnh vượng thì sẽ thúc đẩy được toàn nền kinh tế", ông Taylan Turan nhấn mạnh.
Một trong những lĩnh vực minh chứng rõ nhất cho sự tăng trưởng tiêu dùng, theo các lãnh đạo tại HSBC, là du lịch. Ông Pramoth Rajendran, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính Cá nhân của HSBC Việt Nam cho biết đã có sự gia tăng đột biến trong chi tiêu cho hàng không, đại lý du lịch và khách sạn trong quý I so với năm trước.
Đây là lý do ngân hàng này chọn Việt Nam là một trong những nhóm thị trường đầu tiên để giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng du lịch mới. Thực tế, tổng số lượng thẻ tín dụng đang hoạt động do HSBC phát hành đang tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung toàn khu vực, ngân hàng này cho hay nhu cầu vay của tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh, do đó đơn vị đang tăng tốc mở rộng mảng cho vay tín chấp ở Đông Nam Á.
Theo một báo cáo của BCG, phân khúc khách hàng có thu nhập khá trở lên sẽ lên đến 136 triệu người vào năm 2030, chính là động lực thúc đẩy thị trường tiêu dùng Đông Nam Á, nắm giữ lên tới 40% tài sản hộ gia đình tại các thị trường chính trong khu vực. Hơn một nửa chi tiêu của nhóm này hướng đến các mặt hàng và dịch vụ cao cấp, xa xỉ.
Điều đáng nói, phần lớn người tiêu dùng có thu nhập khá trở lên đều thuộc nhóm dân số trẻ, chủ yếu là thế hệ millenials (sinh ra trong khoảng đầu những năm 1980 đến giữa những năm 1990), am hiểu công nghệ và thích du lịch.
Tác giả: Lan Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy