Dòng sự kiện:
Hưng Yên, Hải Dương lọt 'top' danh sách 'đen' các khu công nghiệp
23/03/2015 11:15:20
ANTT.VN – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Ban quản lý các KCN khẩn trường làm các thủ tục thu hồi Giầy chứng nhận đầu tư cấp cho Công ty TNHH Phúc Hưng (Đài Loan) và chuyển đổi chủ dầu tư dự án KCN Cẩm Điền – Lương Điện cho Công ty cổ phần phát triển đô thị và KCN Việt Nam – Singapore; yêu cầu chủ đầu tư KCN Cộng Hòa – Chí Linh (Hải Dương) khẩn trương xây hạ tầng để thu hút đầu tư.

Theo tài liệu từ cuộc họp Ban Chỉ đạo về phát triển Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN) lần thứ 5 diễn ra mới đây dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải: Trong năm 2014, đã có 5 KCN mới được thành lập với quy mô 655 ha, mở rộng 7 KCN với quy mô 1.007ha, và chuyển đổi 01 KCN với quy mô 92 ha sang mô hình CCN. Tổng diện tích đất KCN tăng thêm trong năm 2014 là 1.211 ha. Tính hết năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha.

Tuy nhiên, cũng tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã “điểm danh” hàng loạt KCN “đen”, hoạt động kém hiệu quả và trong diện cảnh báo thu hồi.

Cụ thể, đối với các KCN thuộc nhóm IV (các KCN có tỉ lệ lấp đầy thấp, chưa đền bù, GPMB và chưa đầu tư xây dựng hạ tầng): trong số 14 KCN thì có 5 KCN đã được giải quyết theo hướng giảm diện tích quy hoạch, chuyển đổi chủ đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để tiếp tục triển khai thực hiện dự án, bao gồm: KCN Quang Minh II (Hà Nội), KCN Cộng Hòa – Chí Linh và KCN Cẩm Điền – Lương Điền (Hải Dương), KCN Kim Động (Hưng Yên) và KCN Phong Phú (TP. HCM).

Đối với các KCN thuộc nhóm V (các KCN đã thu hồi hoặc đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư): tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hồi KCN Bá Thiện và giao cho Ban Quản lý các KCN làm chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng KCN Bá Thiện giai đoạn 1. Ban Quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp GCNĐT điều chỉnh giảm quy mô KCN Bình Xuyên II từ 485,1ha xuống còn 45,6ha; phần diện tích còn lại đang kêu gọi nhà đầu tư Sumitomo (Nhật Bản).

Bộ KH&ĐT đề xuất hướng xử lý đối với các KCN thuộc nhóm IV, V

Trong khi đó, vẫn còn rất nhiều KCN đang xử lý và vẫn còn vướng mắc. Có thể kể đến như KCN Minh Quang (325 ha), KCN Vĩnh Phúc (383 ha), KCN Ngọc Long (149 ha), KCN Megastar (149 ha) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang KCN; KCN Bắc Thường Tín (429ha) và KCN Phụng Hiệp (175ha) chưa triển khai do quy hoạch xây dựng vùng huyện Thường Tín và quy hoạch xây dựng đường vành đai IV đi qua KCN Phụng Hiệp chưa được phê duyệt…

Đề xuất hướng xử lý đối với các KCN thuộc nhóm IV, V, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm phê duyệt quy hoạch xây dựng đường vành đai IV đi qua KCN Phụng Hiệp (Hà Nội); UBND thành phố Hà Nội sớm phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu đô thị mang kí hiệu GN và quy hoạch xây dựng vùng huyện Thường Tín.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Ban quản lý các KCN khẩn trường làm các thủ tục thu hồi Giầy chứng nhận đầu tư cấp cho Công ty TNHH Phúc Hưng (Đài Loan) và chuyển đổi chủ dầu tư dự án KCN Cẩm Điền – Lương Điện cho Công ty cổ phần phát triển đô thị và KCN Việt Nam – Singapore; yêu cầu chủ đầu tư KCN Cộng Hòa – Chí Linh (Hải Dương) khẩn trương xây hạ tầng để thu hút đầu tư.

Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo ban Quản lý các KCN yêu cầu chủ đầu tư KCN Kim Động khẩn trương xây dựng hạ tang để thu hút đầu tư, rà soát và đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 đối với các KCN Minh Quang, KCN Vĩnh Khúc, KCN Ngọc Long và KCN Megastar.

Tương tự, đối với vấn đề KCN Đức Hòa III – Liên Thành (93 ha) và KCN Đông Nam Á (396 ha) tại Long An gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, kết nối giao thông từ KCN ra bên ngoài. Bộ KH & ĐT đã yêu cầu UBND tỉnh Long An sớm đầu tư nâng cấp, mở rồng tuyến đường ngoài hàng rào KCN Đức Hòa III và KCN Đông Nam Á; hỗ trợ chủ đầu tư trong công tác GPMB. Trường hợp phần diện tích đất KCN khó có khả năng đề bù, GPMB thì giảm diện tích quy hoạch. Đồng thời, tỉnh Long An cũng được lưu ý cần “xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với chủ đầu tư có khó khăn về tài chính để giao cho chủ đầu tư khác có năng lực”.

Cũng theo Báo cáo, KCN Nam Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa với diện tích 204 ha cũng đã bị Ban Quản lý các KCN tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Với KCN Du Long, tỉnh Ninh Thuận có diện tích 407 ha, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đang làm thủ tục thu hồi Giấy phép.

Để giải quyết các vướng mắc trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có yêu cầu đối với UBND các tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bình Phước, Tiền Giang, Cà Mau chỉ đạo ban quản lý các KCN, KKT sớm tìm kiếm nhà đầu tư có năng lực để đầu tư hạ tầng các KCN đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. UBND tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư với KCN Nam Cam Ranh (Khánh Hòa), Du Long (Ninh Thuận) và tìm kiếm chủ đầu tư khác có năng lực.

N.G

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến