Hy Lạp trở lại bàn đàn phán sau trưng cầu dân ý
06/07/2015 09:00:07
Với 61% người dân Hy Lạp bỏ phiếu “ Không” với chính sách khắc khổ, Hy Lạp có thêm cơ hội quay trở lại bàn đàm phán với các chủ nợ vào ngày hôm nay 6/7.

Tin liên quan

Status ăn mừng chiến thắng của Thủ tướng Hy Lạp trên trang Twitter

Trên tài khoản cá nhân tại trang Twitter của mình, thủ tướng Hy lạp Alexis Tsipras coi đây là chiến thắng lịch sử của người dân Hy Lạp khi đất nước này đang đứng trên bờ vực khủng hoảng, phải đối mặt với khoản nợ quá thời hạn của Qũy Tiền tệ quốc tế IMF và nguy cơ ra khỏi Châu Âu.

Với hơn 9 triệu phiếu kiểm, tương đương với 61.28 % người dân Hy Lạp bỏ phiếu “ không”, một lần nữa,  nhóm đàn phán của Hy lạp sẽ lại có mặt tại Bỉ để thương thuyết với các chủ nợ.

Trên Greek TV, Thứ trưởng Ngoại giao Euclid Tsakalotos nói, "chúng tôi sẽ thương lượng một giải pháp khả thi về mặt tài chính". Trả lời câu hỏi liệu có thể đạt thỏa thuận trong 48 giờ tới không, ông nói hiện có 2 điểm mới quan trọng có thể đảo ngược tình thế, đó là chính phủ đã được tin tưởng hơn và báo cáo mới nhất của IMF cho thấy nợ của Hy Lạp không bền vững.

Dự kiến cũng trong ngày 6/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tổ chức họp. Trong khi theo các hãng tin quốc tế, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đang muốn thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp các quốc gia thành viên trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu tại thủ đô Berlin của Đức vào ngày thứ Ba tới (7/7), để bàn về vấn đề Hy Lạp.

Chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras cho rằng, việc người dân ủng hộ "Không" với chính sách thắt lưng buộc bụng mà các chủ nợ đang đòi hỏi trước khi cung cấp khoản vay mới, là điều kiện quan trọng để ông Tsipras có được một vị trí thương lượng tốt hơn, có tính chính danh hơn trong việc đàm phán giãn nợ với các chủ cho vay. 

Trên thực tế, các chủ nợ cũng đã có những dấu hiệu nhượng bộ ngay từ trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra. Bộ trưởng tài chính các nước châu Âu cho biết có thể phải bàn bạc thêm về một gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp ngay cả khi người dân nước này bỏ phiếu chống. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thì nhận định, khu vực này có thể sẽ phải làm quen với viễn cảnh Hy Lạp vỡ nợ nhưng vẫn ở lại Eurozone.

Trả lời phỏng vấn mới đây trên nhật báo Il Messaggero, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cũng cho rằng, bất kể kết quả trưng cầu thế nào thì châu Âu vẫn phải đàm phán lại. Ông còn cho rằng, kể cả nếu phần đông cử tri Hy Lạp bỏ phiếu "Không" trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, thì Athens cũng sẽ không ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu như những dự đoán trước đó, và sẽ còn có nhiều vấn đề để đàm phán lại.

Tuy nhiên, theo các nhà quan sát ở châu Âu, kể cả khi số người bỏ phiếu "Không" vượt trội hơn, thì khả năng Hy Lạp đạt được thỏa thuận tốt hơn so với trước cũng chưa chắc đã cao như mong đợi, bởi một khi các chủ nợ không còn đủ kiên nhẫn với sự cương quyết của Chính phủ Hy Lạp thì việc chấp nhận để Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ trở nên dễ dàng hơn, bất kể việc này có thể tác động khó lường tới tương lai của châu Âu.

Hồng Anh (Theo Bloomberg)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến