Điều gì đang diễn ra ở Hy Lạp và lý do từ đâu?
03/07/2015 15:01:06
Đôi khi những điều không thể hình dung được lại chắc chắn xảy ra. Thời khắc Hy Lạp rời khỏi Liên minh Châu Âu đến khi mà cuộc chiến mới nhất để giành gói cứu trợ giữa một bên là Hy Lạp và một bên là châu Âu đang chuyển thành một cuộc chiến bên chiến hào trên mặt trận tài khóa.

Tin liên quan

Trong cuộc chiến ấy, cả hai bên đều bế tắc vì cố thủ trong vòng bảo vệ của mình. Đảng cầm quyền Hy Lạp bộc lộ quá nhiều sự yếu kém. Chủ nhật tuần này, Đảng Syriza sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu Hy Lạp có nên chấp nhận các điều khoản của châu Âu.Nếu người Hy Lạp bỏ phiếu thuận, rất có thể sẽ có một cuộc tuyển cử và một gói cứu trợ tài chính mới.

Nhưng nếu người Hy Lạp bỏ phiếu nghịch, có thể Hy Lạp sẽ rời khỏi EU và quay trở về với đồng drachma. Khi đó, Athen trong một sự đầu hàng hoảng loạn nắm chặt hệ thống tài chính của mình bằng cách đóng cửa các ngân hàng và ngăn chặn người dân chuyển tiền ra nước ngoài. Đây là lựa chọn duy nhất sau khi ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố hôm chủ nhật rằng nó sẽ không chấp thuận bất kỳ một thỏa thuận vay nợ khẩn cấp nào từ ngân hàng Hy Lạp.

Nghe có vẻ phi lý, nhưng cả Hy Lạp và châu Âu đều không sẵn sàng đi đến một thỏa thuận xa hơn. Châu Âu thì mong muốn Hy Lạp cắt giảm tiền trợ cấp và lương hưu hiện tại, nhưng Hy Lạp chỉ sẵn sàng cắt giảm một nửa và thực hiện tăng thuế thương mại. Bên cạnh đó, cả hai bên cũng đồng thuận một lượng mà Athen cần phải cắt giảm nhưng không lại không thể thống nhất về tiến trình cắt giảm.

Vấn đề cố hữu luôn là chính trị. Đảng Syriza vẫn cho rằng họ có “giới hạn đỏ” cho những khoản cắt giảm nhưng châu Âu thì nhẹ nhàng trần trụi vạch ra một đường giới hạn đỏ và nói rằng hoặc là chấp nhận hoặc là bác bỏ. Lập trường cứng rắn này thiên về việc cảnh báo các bên chống chính sách thắt lưng buộc bụng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhiều hơn là sự nghi ngờ ngân sách cắt giảm khoảng 1,8 tỷ euro tiền trợ cấp và quỹ lương – chắc chắn không phải là do lỗi làm tròn số - điều mà châu Âu đang mong mỏi ở Hy Lạp.

Cả hai bên cảm thấy họ không thể đàm phán thêm nữa. Và họ đang làm như vậy.

Một vấn đề lớn hơn là Ngân hàng Hy Lạp. Họ đang ở trong tình thế bấp bênh và rất cần những khoản cho vay khẩn cấp của ngân hàng ECB. Vì Hy Lạp không thể trả nợ cho IMF đúng hạn, ECB sẽ phải xem xét lại khi cấp khoản vay cho các ngân hàng nước này.

Kết quả là Ngân hàng Hy Lạp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính. Sau tất cả, kịch bản tốt nhất cho Ngân hàng Hy Lạp là được bù đắp bằng bất cứ một loại tiền gì mà nó cần trong tuần tới. Người dân đang cố rút tiền ra càng sớm càng tốt vì nếu không, những tờ euro trước đây sẽ biến thành tiền drachma (đồng tiền của Hy Lạp), và tất nhiên nó sẽ chẳng có giá trị ở nơi nào khác ngoài Hy Lạp. Khi đó những đồng euro sẽ chỉ nằm trong những bản cân đối tài chính của ngân hàng mà thôi.

Lo sợ ban đầu rõ ràng đã biến thành trạng thái hoảng loạn. Người Hy Lạp rút hết tiền ra khỏi các cây ATM vào thứ bảy vừa qua là diễn biến không mấy bất ngờ. Hơn một phần ba cây ATM trên toàn bộ đất nước cạn kiệt tiền chỉ trong 1 ngày. Chính phủ Hy Lạp ngay lập tức đóng cửa các ngân hàng và triển khai các biện pháp kiểm soát vốn vào đầu tuần qua.

Toàn bộ các ngân hàng đóng cửa và Hy Lạp vỡ nợ trước IMF. Đây chính xác không phải là điều kiện lý tưởng để tổ chức một cuộc bỏ phiếu cho nền kinh tế quốc gia trong tương lai. Nếu người Hy Lạp bỏ phiếu nghịch theo đúng ý của chính phủ Hy Lạp, thì sẽ không có bất kỳ một khoản vay nợ nào hay một gói cứu trợ từ ECB, và cách duy nhất là in thêm tiền. Nhưng đáng tiếc, Hy Lạp thậm chí không còn tiền để chi trả cho việc in thêm tiền. Nó chỉ có đồng euro, vì vậy, cần phải thoát khỏi đồng tiền chung và quay trở về với đồng drachma.

Hiện nay, có vẻ như rất khó để tin rằng mọi thứ có thể tồi tệ hơn với một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp đạt 25%, nhưng ở ngắn hạn thì rất có thể. Đồng tiền mới sẽ bị tụt hạng, lạm phát sẽ nhảy lên tới hai con số, hàng nhập khẩu thiết yêu như gas và thực phẩm cần được hạn chế, các doanh nghiệp vay bằng đồng euro sẽ bị phá sản, và chính phủ sẽ phải cân bằng ngân sách ngay lập tức. Tại sao Đảng Syriza lại làm điều nay? Vâng, bởi vì nó sẽ làm nhen nhóm ánh sáng ở cuối đường hầm. Trong vòng một hoặc hai năm, nỗi đau này sẽ được chữa lành và người Hy Lạp ngược lại sẽ có một đồng drachma rẻ hơn. Do đó, ngành xuất khẩu và du lịch sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trước. Ngành kinh tế sẽ bắt đầu hồi phục nhanh chóng.

Tuy nhiên, các cuộc thăm giò cho thấy người Hy Lạp có thể bỏ phiếu thuận. Do đó tình trạng bế tắc vẫn sẽ tiếp diễn. Chính sách thắt lưng buộc buộc được tiếp tục, sự hồi phục sẽ rất khó chịu và dài lê thê. Thứ khác biệt duy nhất mà Hy Lạp nên giảm thiểu để tiếp tục duy trì vị trí là một thành viên chính thức của đồng tiền chung trong tương lai là như Síp đã từng làm kể từ khi chính phủ không cho phép chuyển tiền ra khỏi Hy Lạp.

Điều đó cho thấy sự thật cần có một chính phủ mới. Châu Âu không tin tưởng để Syriza thực hiện bất kỳ một khoản thắt chặt nào và một trong hai yêu cầu đối với Hy Lạp là cần tiến hành một cuộc bầu cử mới.

Vấn đề thực sự là người Hy Lạp vẫn muốn có đồng euro, nhưng họ lại không muốn những điều khoản đi kèm của chính sách tài khóa thắt chặt. Đó là lý do tại sao, cuộc trưng cầu dân ý mặc dù có vẻ là thiếu trách nhiệm nhưng nó đã có thể phục vụ cho một lợi ích tốt đẹp nếu đặt một dấu chấm hết cho sự rời rạc này.

Nếu Hy Lạp từ bỏ đồng tiền euro, tuy nhiên phần lớn châu Âu cho rằng chiếc hộp Pandora đã chẳng còn gì, Hy Lạp từ bỏ đồng euro là một điều dễ hiểu. Nói cách khác, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp hay Đức đều sẽ không bị thiệt hại gì sau khi Hy Lạp rời đi. Châu Âu đã giải cứu những ngân hàng cho Hy Lạp vay tiền vì thế sẽ không có sự lây lan đến hệ thống tài chính các quốc gia này. ECB sẽ không chỉ mua trái phiếu của những quốc gia khác mà còn hứa sẽ giữ cho chi phí vay ở mức thấp, vì vậy sẽ không có bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào lây lan sang các quốc gia khác.

Điều đó là sự thật, nhưng không đủ. Chừng nào mà Hy Lạp còn là một phần của đồng euro, châu Âu có thể trừng phạt nó với bất cứ tội lỗi tài chính nào để xem như một lời cảnh báo cho các quốc gia khác. Nhưng nếu Hy Lạp rời khỏi EU và hồi phục nhanh chóng, bài học cảnh cáo này sẽ thất bại.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến