Tin liên quan
Không nói đâu xa, sắp tới Công ty TNHH MTV Hanel sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 14/4/2016. Hiện, Hanel đang sở hữu rất nhiều bất động sản có giá trị và sẽ bán 61% cổ phần cho đối tác chiến lược.
Một trong những bất động sản giá trị mà Hanel sở hữu không thể không kể đến là khách sạn Daewoo, một phần của tổ hợp Trung tâm thương mại Daeha trên diện tích gần 3 hecta tại số 360 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
Không chỉ có Daewoo, Hanel còn sở hữu một tổ hợp nhà ở, văn phòng cho thuê rộng 6.000 m2 tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), cũng như quyền quản lý, sử dụng 5.000 m2 đất tại quận Hải An (Hải Phòng) theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm với UBND Hải Phòng.
Tòa tháp Hanel - một trong những tài sản mà Hanel hiện đang nắm giữ
Đó là chưa kể đến việc Hanel còn đang gián tiếp sở hữu mạng di động Vietnammobile, thông qua công ty liên kết là Hanoi Telecom.
Bên cạnh đó, 2.260 m2 đất tại số 2 phố Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội hiện đang là trụ sở văn phòng của Hanel cũng sẽ được giao cho công ty tiếp tục quản lý sử dụng và trả tiền hàng năm. Khu đất này năm ngay ngã tư Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, đối diện với dự án Vincom Center Phạm Ngọc Thạch của Tập đoàn VinGroup sẽ khánh thành vào khoảng tháng 10/2016.
Ngoài ra, Hanel cũng đang nắm giữ quyền quản lý và sử dụng nhiều khu đất đẹp khác như: 362,2 m2 đát tại khu công nghiệp Sài Đồng B, 5.000m2 đất trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tp. Hải Phòng, khu nhà ở kết hợp văn phòng tại Lĩnh Nam, khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội…
Một công ty sắp thực hiện IPO khác là Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor). Đằng sau kết quả kinh doanh không mấy khả quan, Vinafor lại đang sở hữu quỹ đất vô cùng hấp dẫn.
Tổng diện tích đất phục vụ sản xuất kinh doanh của Vinafor tại 12 tỉnh, thành phố sau cổ phần hóa khoảng 43.450 ha, bao gồm 43.400 ha đất nông nghiệp và gần 50 ha đất phi nông nghiệp. Trong đó có khá nhiều khu đất “vàng” tại Hà Nội, Hải Phòng, Bình Định…
Trụ sở làm việc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
Vinafor hiện đang triển khai hợp đồng hợp tác đầu tư với CTCP Sông Đà 1.01 thực hiện dự án xây dựng tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor Hà Đông- Hà Nội. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 998 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện vào quý 4/2017 và Vinafor sẽ được quyền sử dụng khoảng 3.100 m2 sàn.
Thêm vào đó, Vinafor còn đang triển khai dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà văn phòng đại diện TCT Lâm Nghiệp Việt Nam tại 5-7 Đống Đa, Quy Nhơn, Bình Định với tổng mức đầu tư dự án là 34,2 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2016.
Hiện tại, Vinafor đã phê duyệt nhà đầu tư chiến lược là CTCP Tập đoàn T&T. Theo đó, T&T sẽ mua 140 triệu cổ phần Vinafor, chiếm 40% vốn điều lệ công ty và thời điểm thực hiện giao dịch diễn ra sau đợt IPO. Mức giá mua cổ phần sẽ không thấp hơn mức giá đấu thấp nhất trong phiên IPO.
Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) cũng đang nắm giữ tài sản vàng. Công ty này sẽ bán đấu giá 525.000 cổ phần lần đầu ra công chúng với giá khởi điểm là 10.200 đồng/cổ phần.
Dự kiến sau khi cổ phần hóa, VFS sẽ có vốn điều lệ 50 tỷ đồng (tương đương 5 triệu cổ phần), trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là 20% và 65% vốn được bán cho nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO) cũng với mức giá khởi điểm đàm phán là 10.200 đồng/cổ phần.
Trụ sở chính của Hãng phim truyện Việt Nam nằm tại số 4 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội. Khu đất vàng có diện tích 5.345 m2 này có hai bên mặt tiền là đường Thụy Khuê và đường ven Hồ Tây, Hà Nội, lại nằm liền kề với trường THPT Chu Văn An, xung quanh là các nhà hàng hoạt động nhộn nhịp.
Trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 - Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Trong số những doanh nghiệp IPO thu hút nhà đầu tư tại thời điểm này còn có cái tên Sứ Bát Tràng.
Hiện công ty này đang sở hữu lô đất tại xã Đa Tốn với tổng diện tích gần 28 nghìn m2, trong đó 17.221 m2 đất để xây dựng xí nghiệp sản xuất hàng bán sứ cao cấp và 10.714 m2 đất để mở đường theo quy hoạch. Lô đất này đã được Sứ Bát Tràng sử dụng để hợp tác kinh doanh với CTCP Đầu tư phát triển Hạ tầng thương mại Hà Nội. Theo hợp đồng, diện tích hợp tác kinh doanh lô đất là 20.516 m2.
Ngoài những doanh nghiệp trên, Khách sạn Kim Liên, Vinamotor hay Bia Việt Hà… cũng được bán đấu giá thành công khi giá trị của DN không nằm nhiều ở tình hình hoạt động kinh doanh mà ở lượng lớn đất vàng đang sở hữu.
Quách Minh
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy