Định hướng phát triển đô thị khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất vừa được lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo xem xét đưa vào quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. "Đô thị sân bay Tân Sơn Nhất" hiện vẫn là khái niệm mới với TP.HCM. Sân bay này đang đóng vai trò đơn thuần là nơi đưa đón khách và chưa khai thác hết tiềm năng về vị trí cửa ngõ.
Để quy hoạch một đô thị sân bay mới trên nền tự phát cũ, TP.HCM đối mặt nhiều thách thức, giải bài toán giao thông hạ tầng, mở rộng các tuyến đường kết nối Tân Sơn Nhất và kết nối giao thông công cộng. Trong ảnh là đường Trường Chinh (quận Tân Bình), ùn ứ xe lúc 13h.
Vòng xoay Lăng Cha Cả kết nối các trục đường Cộng Hòa, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Văn Thụ và là cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông do lượng xe cộ ra vào sân bay rất nhiều.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông cũng diễn ra nhiều năm tại ngã 3 Bà Quẹo - Trường Chinh - Âu Cơ (quận Tân Bình). Dự án nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh đoạn từ đường Cộng Hòa đến Âu Cơ dài 904 m vẫn chưa được triển khai do vướng giải phóng mặt bằng.
Chị Nguyễn Thị Loan, kinh doanh đại lý vé số trên đường Trường Chinh hơn 7 năm, cho biết tuyến đường này thường kẹt xe từ 7h đến 20h. "Kẹt xe quanh năm suốt tháng, tôi nghe mở rộng đường này nhiều năm rồi nhưng chưa thấy động tĩnh", chị Loan nói.
Mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (giáp sân bay Tân Sơn Nhất đến đường Cộng Hòa, quận Tân Bình) cũng được TP.HCM đưa vào danh mục 10 tuyến đường quan trọng khởi công trong năm 2022.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý đoạn từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Cộng Hòa (quận Tân Bình và Tân Phú) dài 644 m, rộng 30 m, 6 làn xe. Tổng mức đầu tư 742 tỷ đồng. Công trình dự kiến khởi công vào quý I/2023 và hoàn thành công trình trong năm 2024.
Dự án mở rộng đoạn đường Cộng Hòa, từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long cũng được khởi công quý IV/2021 và hoàn thành trong 6 tháng.
Đường Trường Sơn là một trong 2 tuyến chính dẫn thẳng vào hai nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất. Lượng phương tiện qua lại dễ dàng, song tình trạng giao thông thường căng thẳng vào dịp lễ, Tết. Để phát triển mô hình đô thị sân bay, TP.HCM phải sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông ở các tuyến đường này, giải tỏa ùn tắc cục bộ để mở ra các khu chức năng mới.
Đường Phạm Văn Bạch đi qua 2 quận Tân Bình và Gò Vấp sau 15 năm thi công vẫn chưa hoàn thành vì vướng phương án đền bù, giải tỏa mặt bằng. Giao lộ Phạm Văn Bạch - Trường Chinh thường xuyên rơi vào tình trạng hỗn loạn, xe chạy lấn làn.
Phạm Văn Đồng - trục đường 12 làn xe kết nối phía đông TP.HCM là một trong những tuyến đường lớn kết nối sân bay Tân Sơn Nhất có lưu lượng thông thoáng nhất do được nâng cấp, mở rộng lên 12 làn xe cách đây 7 năm.
Các tuyến đường dự kiến mở rộng khơi thông cửa ngõ Tân Sơn Nhất. Đồ họa: Phương Trâm.
Tác giả: Quỳnh Danh - Thư Trần
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy