Tin liên quan
ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (Tp. Hồ Chí Minh) đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Sài Gòn Co.op), đặt câu hỏi với người đứng đầu Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: “Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang lấn át doanh nghiệp trong nước như liên tục thâu tóm, sáp nhập hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối trong nước sẽ như thế nào, việc tiêu thụ hàng hóa Việt Nam sẽ ra sao khi không làm chủ hệ thống phân phối? Bộ trưởng có giải pháp để giữ hệ thống phân phối bán lẻ trong nước?”.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội (Ảnh: VGP)
Trả lời câu hỏi này của ĐB, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhận định, từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có nhận thức rằng đây là lĩnh vực phức tạp và quan trọng. Do đó, chủ trương của Chính phủ là mở cửa thị trường phân phối bán lẻ nhưng có lộ trình để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể đứng vững và cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói: "Chính vì thế, khi hiệp định có hiệu lực năm 2007, chúng ta cho phép nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam, nhưng bắt buộc dưới hình thức liên doanh với tỷ lệ 49%. Từ tháng 1/2008, nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với Việt Nam không quy định tỷ lệ góp vốn. Và từ 1/1/2009, được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… Thêm vào đó, chúng ta cũng quy định, sau khi mở cơ sở bán lẻ thứ nhất, từ cơ sở thứ hai trở đi phải có báo cáo đánh giá tác động kinh tế”.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 900 cơ sở bán lẻ thì nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ có 70 cơ sở, còn trong nước chi phối hơn 800 cơ sở phân phối. Cho nên tỷ lệ cơ sở bán lẻ của nước ngoài không nhiều.
Nói đến doanh thu, vị Bộ trưởng này cho biết, cho biết năm 2013 doanh thu của cả ngành bán lẻ đạt 2,7 triệu tỉ đồng, trong số này cơ sở bán lẻ nước ngoài chiếm tỷ trọng 3,4 %, giảm so với cách đây 5 năm (lúc đó tỷ trọng nước ngoài chiếm 3,8%).
Đồng thời, Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh: "Con số này cho thấy, chúng ta vẫn mở cửa thị trường bán lẻ nhưng có lộ trình và doanh nghiệp trong nước có hỗ trợ của Chính phủ vẫn vươn lên. Chúng ta có lo lắng về sự xâm nhập của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam, nhưng với kinh nghiệm của Việt Nam trong 8 năm thực hiện WTO, điều băn khoăn này có thể xử lý được”.
Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng, đúng là có lo lắng khi nước ngoài mở nhiều cửa hàng phân phối nhưng thực tế chứng minh là doanh nghiệp trong nước cũng làm được một số việc và đang chiếm thế áp đảo.
Thiên Di
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy