Tin liên quan
Hãng hàng không Kogalymavia của Nga, chủ sở hữu của chiếc Airbus A321-200 mang số hiệu KGL-9268 rơi ngày 31/10 ở phía bắc bán đảo Sinai của Ai Cập làm toàn bộ 224 người trên khoang thiệt mạng, cho biết vào hôm qua (2/11) rằng thảm họa hàng không này có thể không phải gây ra bởi lỗi kỹ thuật hay lỗi của phi hành đoàn.
Vụ rơi máy bay ở bán đảo Sinai của Ai Cập vào thứ 7 tuần trước, chỉ có thể là kết quả của một vài “hoạt động kỹ thuật hoặc vật lý” khác khiến máy bay bị vỡ ra thành nhiều mảnh trong không trung trước khi lao thẳng xuống mặt đất – ông Alexander Smirnov, Phó tổng giám đốc Hãng hàng không Kogalymavia cho biết. Ông Smirnov không nói rõ đấy có thể là hoạt động nào, tuy nhiên ông cho biết các cuộc điều tra chính thức đang được tiến hành để xác định nguyên nhân.
Nguyên nhân vụ rơi máy bay Nga tại Ai Cập vẫn chưa xác định được (Ảnh: Reuters)
“Chiếc máy bay đã ở trong tình trạng hoàn hảo” – ông Smirnov nói trong cuộc họp báo ở Moscow – “Chúng tôi loại trừ khả năng trục trặc kỹ thuật và bất kỳ sai lầm nào của phi hành đoàn”, ông nói thêm.
Ông Smirnov cho biết không có bất kỳ một cuộc gọi khẩn cấp nào từ các phi công tới các dịch vụ trên mặt đất trong suốt hành trình của chuyến bay cất cánh từ khu nghỉ dưỡng Sharm El-Sheikh, bán đảo Sinai, Ai Cập đến St. Petersburg, Nga.
Một số chuyên gia hàng không đặt câu hỏi liệu rằng hãng hàng không Nga có đang đưa ra thông tin một cách quá sớm trong tiến trình của cuộc điều tra hay không khi mà chưa cần tham khảo đến những thông tin hoàn chỉnh được hộp đen ghi lại trong hành trình bay, manh mối có thể giúp xác định được yếu tố nào là có thể, yếu tố nào không, gây nên thảm họa rơi máy bay này.
Theo các quy định của hàng không quốc tế, các hãng hàng không được phép trực tiếp điều tra về vụ tai nạn và không khuyến khích việc đưa ra các bình luận về vụ điều tra trong khi họ vẫn tiếp tục hoạt động.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật của hãng Kogalymavia, ông Andrei Averyanov khẳng định thiệt hại từ sự cố năm 2001 khi phần đuôi của chiếc máy bay xấu số KGL-9268 bị đâm vào đường băng khi hạ cánh, đã được sửa chữa hoàn toàn và không thể là một nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
Các chuyên gia an toàn cho biết sự cố rơi máy bay do nguyên nhân “dập đuôi” như trên là cực kỳ hiếm, tuy nhiên vẫn có 2 vụ tai nạn lớn đã từng xảy ra do việc sửa chữa “qua loa” phần đuôi, bao gồm cả thảm họa hàng không thảm khốc nhất thế giới ở Nhật Bản.
Năm 1985, một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Japan Airlines (Nhật Bản) đã bị rơi sau khi phần đuôi máy bay bị vỡ xuất phát từ việc sửa chữa qua loa, sơ suất trong hoạt động bảo trì 7 năm trước đó. Thảm họa hàng không này đã cướp đi sinh mạng của 520 người và chỉ có duy nhất 4 người sống sót.
Năm 2002, một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Trung Quốc China Airlines đã bị rơi ở eo biển Đài Loan, khiến toàn bộ 225 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Sau đó, các nhà điều tra đã tìm thấy những vết nứt do lỗi sửa chữa phần đuôi từ 22 năm trước.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật của hãng Kogalymavia, ông Andrei Averyanov cho biết động cơ của chiếc máy bay đã trải qua quy trình kiểm tra thường xuyên ở Moscow vào ngày 26/10 mà không thấy bất kỳ một vấn đề gì. Ông Averyanov cũng nói thêm trong 5 chuyến bay trước khi vụ tai nạn xảy ra, các phi hành đoàn cũng ghi nhận không có vấn đề kỹ thuật nào được ghi lại trong cuốn nhật ký của máy bay.
Bà Oxana Golovina, người đại diện của công ty mẹ kiểm soát hãng hàng không Kogalymavia phát biểu trong cuộc họp báo rằng, hãng máy bay Nga hiện không phải trải qua bất cứ một vấn đề tài chính nào mà có thể gây ảnh hưởng đến an toàn bay.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy