Vitas kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành.., xem xét bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu.
Trước hàng loạt khó khăn từ đứt gãy chuối cung ứng khi nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa, doanh nghiệp cạn kiệt nguồn lực, lao động bỏ việc về quê..., Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành một loạt vấn đề gỡ khó cho ngành dệt may như bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước để may hàng xuất khẩu, giảm kinh phí công đoàn từ 2% xuống 1%....
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas nhấn mạnh, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm soát dịch Covid-19, vừa duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm, hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng thì vấn đề khai thác nguồn vắc-xin nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng là vấn đề doanh nghiệp đang cần nhất lúc này.
Tại thời điểm này, tổng số lao động được tiêm vắc-xin trong ngành dệt may chiếm chưa nổi 1%. Trong khi đó, hàng loạt lao động đang quay trở lại địa phương và các doanh nghiệp lo ngại việc tái khởi động lại sản xuất là một thách thức cực kỳ lớn do thiếu lao động.
"Chúng tôi đã làm việc với Hiệp hội May Mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) và nhiều nhãn hàng, đối tác quốc tế và các hiệp hội trong nước để có thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ, Biden dành ưu tiên ủng hộ vắc-xin cho Việt Nam. Hiệp hội cũng đã liên kết với các hiệp hội ngành hàng khác để tìm kiếm nguồn cung vắc-xin hỗ trợ", ông Giang nói.
Thời gian qua, thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam đã khiến phần lớn các nhà máy may mặc tại các địa phương này phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ”.
Doanh nghiệp đã bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.
Tại các doanh nghiệp còn hoạt động sản xuất gặp khó khăn do phải giảm 50%-60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãnh, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiêt lập các biện pháp phòng chống Covid, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. Chi phí vận tải và biển quốc tế tăng cao cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng theo đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Việc thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường – hai điểm đến”, ông Giang nhấn mạnh đây chỉ có thể là giải pháp tình thế trong thời gian ngắn hạn. Một số doanh nghiệp đã phát hiện có F0 phải đóng cửa nhà máy và rất lúng túng trong cách xử lý. Chưa kể, ngày 05/08/2021 một số tỉnh yêu cầu các dianh nghiệp đóng cửa ngay cả khi chưa có ca F0.
Vitas cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh, đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế có hướng dẫn theo từng kịch bản cụ thể để các doanh nghiệp và địa phương cùng thống nhất phối hợp thực hiện.
Để có thể thực hiện mục tiêu kép giải pháp quan trọng là hàng hóa xuất, nhập khẩu không bị ách tắc, theo ông Giang, cần phải bỏ quy định cấp mã QR-Code về “luồng xanh” trên phạm vi cả nước.
Vitas cũng có kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu thay vì phải nộp thuế trước rồi hoàn sau như quy định; sửa Luật Công đoàn theo hướng doanh nghiệp nộp tối đa 1% kinh phí công đoàn thay vì 2% như hiện nay; giảm phí đường bộ, phí BOT, dừng thu phí cảng biển của Hải Phòng và TP. HCM, không thu phí cảng biển từ 01/10/2021 như dự kiến.
Hiệp hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không hạ hạn mức tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất xuống 0,5 – 1%/năm, giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022.
Đồng thời cần có các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động với những thủ tục và điều kiện đơn giản nhất. Theo Vitas, hiện nay việc dừng đóng kinh phí công đoàn vẫn giữ nguyên điều kiện người lao động mất việc từ 50% trở lên làm cho doanh nghiệp không tiếp cận được.
7 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã xuất khẩu 22 ,858 tỷ USD, vượt Bangladesh, xếp thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu mặt hàng dệt may trên thế giới. Nhưng, đến tháng 8, các doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn. Chỉ thị 16 tạo áp lực cực lớn lên cộng đồng doanh nghiệp, làm tê liệt toàn bộ hệ thống sản xuất của 19 tỉnh phía Nam. |
Tác giả: Thế Hải
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy