Tin liên quan
Sai phạm trong hàng loạt dự án kinh doanh đầu tư đô thị
Trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, đặc biệt từ năm 2011 về trước, HUD đã quyết định các dự án đầu tư vượt xa năng lực tài chính, quản trị dẫn đến chậm trễ triển khai, sản phẩm dở dang quá nhiều, hàng tồn kho lớn. Điều này đẩy HUD và một số đơn vị thành viên đến tình trạng khó khăn. Nợ phải trả lớn, doanh thu, thu nhập giảm mạnh, kinh doanh kém hiệu quả.
Thông qua hình thức ủy quyền đầu tư kinh doanh, HUD đã chuyển giao cho các công ty thành viên cả những diện tích đất Nhà nước đã ưu đãi miễn không thu tiền để đầu tư kinh doanh nhà theo giá thị trường; không thực hiện đúng nghĩa vụ xây dựng căn hộ chung cư cao tầng để bán và cho thuê đối với đối tượng gặp khó khăn về nhà ở; không giao tầng 1 chung cư cho thành phố Hà Nội.
HUD đầu tư vào Công ty cổ phần phát triển nhà xã hội HUD.VN 161,1 tỷ đồng. HUD.VN đã sử dụng hầu hết các nguồn vốn góp cùng HUD mua đất để thực hiện dự án Ánh Dương và thực hiện các dự án ủy quyền đầu tư kinh doanh của HUD sai quy định, dẫn đến tài chính khó khăn, kinh doanh trì trệ không hiệu quả kéo dài, lãng phí vốn đầu tư.
Dự án Văn Quán chưa quyết toán đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Quản lý nợ phải thu phải trả chưa chặt chẽ; chưa tuân thủ đầy đủ quy định trong quản lý, sử dụng tài sản cố định, đầu tư sai quy hoạch chi tiết được duyệt, xây dựng tăng căn hộ và tăng sàn chung cư để kinh doanh thu lợi. Các khoản nợ phải trả là 6,6 tỷ đồng; khả năng thanh toán nợ khó khăn do mất cân đối dòng tiền, tồn kho nhiều (chiếm 4,3 tỷ đồng).
Dự án Khu đô thị Việt Hưng do Tổng Công ty Phát triển nhà và Đô thị (HUD) đầu tư
Dự án Việt Hưng trích thiếu chi phí phải trả quá nhiều dẫn đến hậu quả thiếu nguồn vốn để xây dựng hoàn trả khối lượng các hạng mục công trình còn nợ và khối lượng giải phóng mặt bằng của dự án chưa thực hiện quá lớn (hơn 1.099 tỷ đồng), trong khi sản phẩm dự án đã cơ bản kinh doanh hết. Việc xác định giá vốn sai dẫn đến xác định giá bán kinh doanh cho dự án thấp hơn mức thực hiện, làm giảm doanh thu và kết quả kinh doanh của HUD. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn của HUD hiện nay
Vi phạm trong quản lý tài sản, đầu tư không hiệu quả
Báo cáo của thanh tra chính phủ cho biết, kết quả thanh tra cho thấy việc quản lý sử dụng vốn, tài sản và hoạt động kinh doanh của HUD đang trong tình trạng hết sức khó khăn, nhiều việc có khả năng mất vốn. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng rà soát xử lý theo pháp luật để HUD khắc phục tồn tại gắn với tái cơ cấu theo đề án đã được phê duyệt.
HUD đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính vào Quỹ Đầu tư Việt Nam 72 tỷ đồng từ năm 2006, đến thời điểm kiểm tra (tháng 8-2013) chưa thu được hiệu quả. Góp vốn vào Công ty cổ phần Thép Sông Hồng trên 46,2 tỷ đồng từ tháng 5-2005 đến tháng 7-2007 đã thỏa thuận thoái vốn nhưng đến nay không thu hồi được và chưa xử lý.
Cụ thể, HUD đầu tư vào Công ty cổ phần Xi măng Sông Thao trên 516,5 tỷ đồng, dự án xây dựng nhà máy xi măng chậm tiến độ, chi phí phát sinh lớn, giá thành sản xuất tăng cao, thiếu vốn hoạt động. Tính đến hết ngày 31-12-2012 lỗ lũy kế trên 305 tỷ đồng (bằng 45% vốn đầu tư của chủ sở hữu).
HUD đầu tư vào Công ty CP xi măng Sông Thao hơn 516 tỷ nhưng không có hiệu quả
HUD đã bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận kinh doanh dự án Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) khi chưa quyết toán là không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, đối với việc quản lý tài sản, HUD còn sử dụng các nguồn chi phí phải trả trích trước để đầu tư vào các dự án khác, làm trầm trọng thêm khó khăn về tài chính của HUD; quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư sai mục đích; đầu tư xây dựng sai quy hoạch chi tiết được duyệt, xây dựng tăng căn hộ và tăng diện tích sàn chung cư để kinh doanh thu lợi.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản và hoạt động kinh doanh của HUD đang trong tình trạng hết sức khó khăn, nhiều việc có khả năng mất vốn.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội điểm điểm và xử lý trách nhiệm đối những tập thể cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm cụ thể giai đoạn từ tháng 9/2011 về trước. Cụ thể, hội đồng thành viên HUD với 7 người do ông Nguyễn Hiệp làm chủ tịch, Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nam phải chịu trách nhiệm đối với những tồn tại, vi phạm trong quyết định đầu tư vượt quá năng lực. Giai đoạn từ tháng 9/2011 - tháng 11/2012, Hội đồng HUD gồm 6 thành viên với chủ tịch là ông Nguyễn Đăng Nam, Ban giám đốc do ông Nghiêm Văn Bang làm Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm với việc chưa khắc phục được những khuyết điểm, tồn tại về quản lý tài sản và đầu tư, chưa tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ về chế độ tài chính.(Ông Bang hiện là Chủ tịch HĐTV HUD).
Thanh tra Chính phủ cũng yêu cầu HUD nộp ngân sách nhà nước 262,46 tỷ đồng gồm nợ đọng tiền sử dụng đất; tính thiếu tiền sử dụng đất phải nộp; tiền chênh lệch giữa giá thành và giá bán tại một số dự án…; giao HUD và các Công ty thành viên điều chỉnh, hạch toán đúng quy định đối với 20 nội dung với tổng số tiền 459,96 tỷ đồng.
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy