Dòng sự kiện:
Những thành phố “có một trên đời”
26/05/2015 17:46:54
ANTT.VN – “Thành phố ma”, thành phố “Tây lương nữ quốc” hay “thành phố nghĩa địa” là những địa điểm thú vị, “có một trên đời”.

Tin liên quan

1. “Thành phố Bình minh” Auroville, Ấn Độ

Được thành lập vào năm 1968, Auroville là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người dân từ khắp nơi trên thế giới. Được biết đến với cái tên “Thành phố Bình minh”, Auroville sở hữu một ngôi đền mang tên The Matrimandir với mái là những chiếc đĩa bằng vàng.

Một điều độc đáo bạn sẽ cảm nhận được khi đến nơi đây, Auroville như một xã hội hoàn hảo, nơi không có tiền, không có các quyền lực chính quyền và không có quy tắc nào hết. Auroville ủng hộ hòa bình, bình đẳng, tiến bộ giữa con người với con người thuộc mọi chủng tộc, tín ngưỡng và quốc gia. Nguồn tài chính cho khu vực này được cấp từ chính phủ Ấn Độ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác. Các du khách có thể đến tham quan và chiêm ngưỡng những điều thú vị tại Auroville.

2. “Thành phố nghĩa địa” Najaf, Iraq

Sống tại Najaf, thật khó có thể không thấy lo sợ bởi nghĩa trang lớn nhất thế giới, Wadi Al-Salam nằm tại chính thành phố này. Đây là nơi chôn cất khoảng 5 triệu thi hài với việc an táng được diễn ra thường xuyên hàng ngày.

Cuộc giao tranh chống phiến quân ISIS diễn ra đã khiến Najaf không còn chỗ cho người chết bởi mỗi ngày có khoảng hai trăm người di tản đến mỗi ngày. Thậm chí người ta còn chôn người chết bên ngoài nghĩa trang. Gần đây, các băng nhóm buôn bán vũ khí đã được phát hiện tại Najaf. Thật khó có thể tưởng tượng cuộc sống tại “thành phố nghĩa địa” này!

3. Thành phố “Tây lương nữ quốc” Noiva Do Cordeiro, Brazil

Bạn sẽ thấy “Tây lương nữ quốc” trong phim Tây du ký là có thật khi đến thăm thị trấn Noiva Do Cordeiro, miền Đông Nam Brazil. Được thành lập vào năm 1891 bởi một người phụ nữ mang tên Senhorinha de Lima sau khi cô bị đuổi khỏi nơi sinh sống vì tội ngoại tình, thị trấn này hiện nay đã có 600 phụ nữ sinh sống. Chỉ một vài trong số họ có chồng và những người đàn ông hiếm hoi này đều làm việc tại các thành phố lân cận, chỉ về nhà vào dịp cuối tuần.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ cũng đang muốn tìm một “bờ vai” để dựa. Mặc dù vậy, những người phụ nữ tại đây vẫn cảm thấy mãn nguyện và tự hào với việc làm chủ và quản lý công việc của thị trấn này.

4. Thành phố “nội bất xuất, ngoại bất nhập” Zarechny, Nga

Zarechny, thành phố gần như “nội bất xuất, ngoại bất nhập” được hình thành trong Thế chiến II. Đây từng là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu và phương tiện chiến lược. Người dân sinh sống tại đây (khoảng 62.000 người) bị hạn chế ra bên ngoài. Có thể nói rằng thành phố này đã được đưa ra khỏi bản đồ.

Giờ đây, Zarechny vẫn là một di tích của quá khứ và là một trong ít các thành phố khép kín còn lại. Dù có quyền lựa chọn ra vào thành phố, người dân Zarechny vẫn sống sau các hãng rào thép gai và người ngoài chỉ được phép vào đây khi có thư mời từ các cư dân Zarechny.

5. “Thị trấn của những buổi biểu diễn” Gibsonton, Florida

Nằm tại bang Florida, thị trấn này được coi là “ngôi nhà của các gánh xiếc”, nơi luật pháp cho phép họ được giữ các động vật của gánh xiếc trong nhà. Đến với Gibsonton bạn có thể được xem các màn biểu diễn đường phố miễn phí và tham quan bảo tàng lễ hội Mỹ vô cùng thú vị. Gibsonton đã được gắn với biệt danh “Thị trấn của những buổi biểu diễn” của Hoa Kỳ trong bảy thập kỷ qua. Những ngôi sao đã đưa Gibsonton trở nên nổi tiếng hầu như không còn, tuy nhiên nơi đây vẫn được nhắc đến như một thị trấn “kỳ cục”.

6. “Thành phố ma” Thames Town, Trung Quốc

Nằm cách Thượng Hải khoảng 32km, Thames Town từng được xây dựng để trở thành một “bản sao” của các thị trấn nước Anh. Thậm chí nơi đây còn từng được mong sẽ “thấm nhuần” cả văn hóa nước Anh như bạn có thể gọi các món đặc trưng của Anh khi ngồi trong quán rượu.

Tuy nhiên, bong bóng bất động sản vỡ đã để lại Thames Town như một “thành phố ma” với những con đường lát sỏi vắng vẻ, những căn nhà theo phong cách Anh đìu hiu. Đầu tư 5 tỷ nhân dân tệ vào Thames Town, Chính phủ Trung Quốc từng mong nơi đây sẽ giúp giãn dân cho Thượng Hải, tuy nhiên nơi đây lại gần như bị bỏ hoang từ bấy đến giờ. Bất chấp những thất bại của Thames Town, một thị trấn tương tự cũng đang được xây dựng gần Bắc Kinh.

7. “Thành phố rác” Manshiyat Naser, Ai Cập

Sống nhờ xử lý rác thải của cư dân Cairo, người ta nói Manshiyat Naser là “thành phố rác” quả không sai. Nơi đây ngập chìm trong biển rác! Hàng tấn các loại rác được chất trong thành phố mà không hề có hệ thống xử lý nước hay điện.

Mặc dù nghèo và thiếu các thiết bị hiện đại nhưng người dân nơi đây lại có một hệ thống thu gom rác khá chuyên nghiệp: một số sẽ chuyên gom đồ nhựa, một số sẽ chuyên gom giấy trong khi những người còn lại tập trung gom kim loại… Một tia hy vọng cho “thành phố rác” chính là bảy nhà thờ hang động đẹp một cách kỳ bí được sử dụng làm tu viện và trường học tại nơi đây.

Thanh Hương (Theo Therichest)

 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến