Trong quý III/2022, VNSteel ghi nhận doanh thu đạt 8.588,82 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 567,32 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 49,99 tỷ đồng, tức giảm tới 617,31 tỷ đồng.
Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 271,42 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 354,47 tỷ đồng, tức giảm 625,89 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng 171,8% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 176,84 tỷ đồng lên 279,76 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 4,1%, tương ứng giảm 5,7 tỷ đồng về 132,98 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận lỗ 283,09 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 32,98 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 250,11 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 12,2%, tương ứng giảm 28,96 tỷ đồng về 207,53 tỷ đồng và các khoản mục khác biến động không đáng kể.
Xét hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp – chi phí tài chính – chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý III, Công ty ghi nhận lỗ 611,93 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 20,7 tỷ đồng.
Như vậy, kinh doanh dưới giá vốn, hoạt động công liên doanh, liên kết lỗ lớn là hai nguyên nhân chính dẫn tới lỗ 567,32 tỷ đồng trong quý III.
Lỗ 411,92 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, VNSteel ghi nhận doanh thu đạt 30.378,12 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 411,92 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 1.071,22 tỷ đồng, giảm 1.483,14 tỷ đồng.
Trong năm 2022, VNSteel đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 38.050 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế ghi nhận lỗ 382,79 tỷ đồng, Công ty cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm tài chính 2022.
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, VNSteel ghi nhận dòng tiền kinh doanh tiếp tục âm 172,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 961,1 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 233,1 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 572,4 tỷ đồng.
Được biết, trước đó năm 2021, Công ty cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục 1.365,02 tỷ đồng.
Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của VNSteel giảm 6,3% so với đầu năm về 25.672,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn đạt 6.243,5 tỷ đồng, chiếm 24,3% tổng tài sản; tồn kho đạt 6.171,8 tỷ đồng, chiếm 24% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 3.630,9 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 3.303,3 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 3.033,6 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 23,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 683,4 tỷ đồng về 2.270,5 tỷ đồng và chỉ còn chiếm 8,8% tổng tài sản (đầu năm 10,8% tổng tài sản); các khoản phải thu ngắn hạn tăng 18,7% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 521,5 tỷ đồng lên 3.303,3 tỷ đồng…
Cơ cấu tồn kho của VNSteel tới 30/9/2022 (Nguồn: BCTC).
Tính tới 30/9, tài sản của VNSteel chủ yếu là tồn kho. Trong đó, tồn kho chủ yếu 2.462,8 tỷ đồng nguyên liệu, vật liệu; 2.358,3 tỷ đồng thành phẩm; 665,7 tỷ đồng hàng hóa …. Ngoài ra, Công ty cũng trích lập dự phòng 142,14 tỷ đồng giảm giá tồn kho so với đầu năm chỉ trích lập 86,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của VNSteel giảm nhẹ 5,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 498,2 tỷ đồng về 8.207,4 tỷ đồng và chiếm 32% tổng nguồn vốn (đầu năm chiếm 31,8% tổng nguồn. Mặc dù nợ vay giảm nhưng tỷ trọng trong nguồn vốn tăng chủ yếu do tốc độ giảm của quy mô tài sản lớn hơn tốc độ giảm của nợ vay).
Được biết, tính 30/9/2022, cổ đông lớn nhất của VNSteel là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu 93,93% vốn điều lệ và còn lại 6,07% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông khác.
VNSteel muốn thoái sạch vốn tại Thép Đà Nẵng
HĐQT VNSteel vừa thông qua việc thoái toàn bộ hơn 6,7 triệu cổ phiếu (31,16% vốn điều lệ) tại CTCP Thép Đà Nẵng (DNS) với giá khởi điểm 18.069 đồng/cổ phiếu.
VNSteel hiện đang là cổ đông lớn thứ hai của Thép Đà Nẵng, xếp sau Công ty TNHH MTV Thép VAS An Hưng Tường (65,99%).
VNSteel đề xuất chuyển nhượng vốn góp với giá khởi điểm 18,069 đồng/cp. Đây được cho là mức giá và phương thức phù hợp với đề xuất của đơn vị tư vấn chuyển nhượng vốn.
Phương thức chuyển nhượng là chào bán cạnh tranh riêng lẻ cả lô cho dưới 100 nhà đầu tư. Đơn vị thực hiện chào bán cạnh tranh là CTCP Chứng khoán Asean. Thời gian thực hiện ngay sau khi HĐQT phê duyệt chuyển nhượng vốn.
Trường hợp chào bán cả lô không thành công, Công ty sẽ xem xét quyết định thực hiện chuyển nhượng vốn khi điều kiện thích hợp và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/11, cổ phiếu TVN giảm 100 đồng về 5.300 đồng/cổ phiếu.
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy