Tin liên quan
Vị trí của Hồng Kông ngày càng bị 'lu mờ' trước sự phát triển thần kỳ của kinh tế Trung Quốc trong 20 năm qua. Ảnh: Bloomberg
Nhờ vị trí là cửa ngõ giúp nhà đầu tư quốc tế tiếp cận với Trung Quốc đại lục, Hồng Kông là một trung tâm thương mại mang tầm cỡ toàn cầu. Đây còn được coi là trung tâm tài chính quan trọng thứ 3 thế giới, chỉ sau London và New York đồng thời giữ vị trí nền kinh tế tự do nhất thế giới, theo xếp hạng Chỉ số Tự do kinh tế (Index of Economic Freedom) công bố hồi tháng Hai vừa qua.
Trong những năm gần đây, Hồng Kông đang dần thu hẹp khoảng cách với các đối thủ ở phương Tây nhờ những lợi thế về môi trường kinh doanh, luật thuế và nguồn nhân lực. Đây là trung tâm giao dịch ngoại tệ lớn thứ 5 thế giới và là trung tâm giao dịch Nhân dân tệ lớn nhất. Theo báo cáo đầu tư toàn cầu được xuất bản hàng năm của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc, Hồng Kông được đánh giá là điểm đến hấp dẫn thứ hai đối với các khoản đầu tư nước ngoài tại châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Ngoài ra, đặc khu tự trị này cũng nằm trong top 5 các cảng container lớn nhất thế giới, với khối lượng hàng hóa lớn gấp 5 lần cảng lớn nhất nước Mỹ là Los Angeles. Hầu hết hàng hóa đi qua đây là những nguyên liệu thô nhập vào Trung Quốc và hàng hóa thành phẩm mà Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó, thương mại chiếm gần 25% tổng sản lượng kinh tế và được coi là ngành dẫn đầu.
Trước đó, chính quyền địa phương đã báo cáo lượng hàng hóa lưu thông qua Hồng Kông giảm 13,8% trong năm 2015, kết thúc một năm kinh tế ảm đạm. Theo số liệu ngân hàng Deutsche dự báo, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Hồng Kông có thể giảm xuống 50% trong thập kỷ tới.
Những con số biết nói trên tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng về thể chế kinh tế ở khu vực vốn từ lâu được xem là họat động độc lập như Hồng Kông.
Trong suốt lịch sử phát triển kinh tế, vận tải chiếm vị trí quan trọng từ giữa những thập niên 40 của thế kỷ 19. Tuy nhiên, phải đến nửa sau thế kỷ 20, khi Trung Quốc mở cửa, Hồng Kông mới đạt đến sự thịnh vượng nhất. Cụ thể, giữa năm 1972 đến 2012, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng tăng 18 lần so với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các năm 1990 và 2000.
Từ lâu nay, Hồng Kông vẫn có vai trò là cầu nối giữa Trung Quốc và thế giới, vận chuyển cả hàng hóa và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Trung Quốc và theo chiều ngược lại. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, vai trò ấy giảm xuống đáng kể bởi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa và tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế toàn cầu. Chính điều này làm hạ nhiệt vai trò của vận tải trong quá trình thúc đẩy kinh tế tại Hồng Kông. Bằng chứng là, vào nửa sau của năm 2000, trong khi khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua Hồng Kông tăng khoảng 2% mỗi năm thì thị phần kinh doanh hàng hóa Hàn Quốc tại đây đã giảm từ 70% (2001) xuống dưới 40% như hiện nay.
Vào năm 2015, Viện Chính sách Hàng hải của Trung Quốc đã đưa ra dự đoán, đến năm 2030, "vị trí trung tâm vận chuyển quốc tế của Hồng Kông sẽ giảm."
Trước nguy cơ đó, chính quyền địa phương tích cực đang đề xuất những biện pháp nâng cấp các cảng. Nhưng không thể thay đổi thực tế rằng nền kinh tế của Trung Quốc đã mở rộng và hiện đại hóa, đồng nghĩa với việc giảm vai trò của Hồng Kông với Trung Quốc.
Thu Cúc
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy