Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3 ngày 10/10 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy, tăng trưởng vượt bậc của kinh tế Mỹ trong quý 2 phản ánh sự tăng tốc trong tiêu dùng cá nhân, chi tiêu của Chính quyền Liên bang, các bang và xuất khẩu. Fed dự báo kinh tế Mỹ cả năm 2018 có thể tăng trưởng tới 3,1% (yoy).
Xét theo ngành, các chỉ báo về dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 3/2018. Đặc biệt, NMI tháng 9 đạt mức 61,6, mức cao kỷ lục kể từ khi chỉ số này được giới thiệu năm 2008. Các chỉ số thành phần cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh ở khu vực phi sản xuất trong quý 3. Cụ thể, hai chỉ số thành phần là Hoạt động kinh doanh và Đơn hàng mới đạt tương ứng 65,2 và 61,6 điểm trong tháng 0. Đặc biệt, chỉ số Hoạt động kinh doanh đã đánh dấu sự tăng trưởng tháng thứ 110 liên tiếp.
Nguồn: CEIC
VEPR ghi nhận, tại quý 3 lần tăng lãi suất thứ ba trong năm của Fed vào ngày 26/9. Theo đó, lãi suất cơ bản tiếp tục được điều chỉnh tăng 25 điểm cơ bản lên mức 2% - 2,25%. Quyết định này được đưa ra sau khi Fed đánh giá nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng tốt và thị trường lao động vững mạnh. Fed đưa ra tín hiệu sẽ tiếp tục “bình thường hóa” chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tháng 9 chạm ngưỡng 3,7%, mức thấp nhất kể từ năm 1969. Số việc làm mới trong quý 3 lại giảm so với cùng kỳ năm trước, lần lượt chỉ đạt 166 và 201 nghìn trong tháng 7 và 8 (so với 190 và 221 nghìn của năm 2017).
Nguồn: CEIC
Một yếu tố quan trọng khác dẫn tới quyết định tăng lãi suất của Fed là lạm phát lõi và toàn phần đều đang duy trì trên mức mục tiêu 2%. Sau khi liên tục tăng từ tháng 2 năm nay, lạm phát toàn phần và lõi đều giảm nhẹ trong tháng 8, lần lượt đạt 2,70% và 2,20%.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác vẫn tiếp tục leo thang trong quý 3. Sau khi áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump tuyên bố có thể áp thuế bổ sung lên 267 tỷ USD hàng hóa khác từ Trung Quốc. Điều này có nghĩa là gần như toàn bộ hàng hóa nhập từ Trung Quốc vào Mỹ đều bị đánh thuế.
Thêm vào đó, Trump cũng cân nhắc xem xét quan hệ thương mại với Nhật Bản và châu Âu do Mỹ cũng chịu thâm hụt thương mại so với các đối tác này. Ở chiều ngược lại, không chỉ Trung Quốc mà các đối tác khác cũng có các động thái phản ứng mạnh mẽ. Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo rằng 300 tỷ USD hàng hóa của Mỹ sẽ bị áp thuế trả đũa nếu như ông Trump tăng thuế nhập khẩu với xe hơi nhập từ khu vực này. Tuy nhiên, dường như biện pháp làm giảm thâm hụt thương mại của Donald Trump với các đối tác thương mại như Trung Quốc đang đi không đúng hướng khi thâm hụt thương mại của Mỹ trong những tháng vừa qua ngày càng nới rộng (tháng 8 là 53,24 tỷ USD (đã hiệu chỉnh mùa vụ), tăng 6,4% so với tháng 7).
Nguồn: CEIC, OECD
Khánh Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy