Tin liên quan
“Trung Quốc đang chứng kiến sự mất cân xứng trong cấu trúc nền kinh tế hơn giai đoạn thực hiện phong trào Đại Nhảy Vọt của cố chủ tịch Mao Trạch Đông”, Ha Jiming – chuyên gia cao cấp tại Goldman Sachs hôm qua cho biết tại một hội nghị ở New York.
Trung Quốc đã dựa vào đầu tư để biến họ trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hai thập kỷ qua. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 1995-2015 ở mức 46%, vượt xa một số quốc gia khác như Mỹ: 19%, Đức: 20% hay những quốc gia đang phát triển như Brazil: 21%, Indonesia: 34% , Việt Nam: 27%.
Hệ quả dẫn tới là tình trạng dư thừa năng suất trong các ngành công nghiệp từ thép cho tới xi măng..khiến sản xuất đình đốn, tỉ lệ nợ xấu tăng lên. Nền kinh tế Trung Quốc hiện tại đang gánh khoản nợ tương ứng 282% GDP và nợ chính phủ năm nay được dự báo tăng lên 41,06% GDP từ con số 39,38% năm ngoái.
Ông Tập đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực.
Ám ảnh Đại Nhảy Vọt
Sau nhiều năm tăng trưởng dựa vào đầu tư, giới chức Bắc Kinh kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008 đã và đang cố gắng tạo nên một kiểu mẫu tăng trưởng bền vững dựa trên khu vực dịch vụ và nhu cầu trong nước. GDP nước này đã tăng 6,8% trong quý III và dự báo kết thúc năng với mức tăng 7%, mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Những chính sách của Bắc Kinh thời gian qua có nét tương đồng với cố chủ tịch nước này ông Mao Trạch Đông, người khởi xướng phong trào Đại Cách mạng Văn hóa cũng như Đại Nhảy Vọt cuối thập niên 1950s, đổ hết vốn vào các công ty nhà nước, đưa dân thành phố về thôn quê thành lập các nông trường quốc doanh khổng lồ và nung chảy mọi thứ nhằm tạo ra thép, thứ mà ông ta cho là nền tảng và biểu tượng của một nền công nghiệp hiện đại.
Hậu quả là hàng triệu tấn thép phế phẩm được sản xuất ra, một nền kinh tế lệch lạc và trì trệ kéo dài hàng chục năm sau đó. Tình trạng kinh tế Trung Quốc hiện tại khiến không ít người lo ngại sẽ lặp lại thời kì đen tối cuối những năm 50s.
“Nền kinh tế Trung Quốc chỉ có thể tăng trưởng ổn định chỉ khi chính phủ của ông Tập Cận Bình xử lý được thực trạng giảm phát giá sản xuất, dư thừa sản lượng và cho vay thiếu kiểm soát. Họ cần tránh việc theo đuổi tăng trưởng bằng bất cứ giá nào như đã thực hiện nhiều năm qua”, ông Ha cho biết.
Mặc dù đã giảm mạnh trong một năm qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vẫn ở mức 'khổng lồ'.
Nicholas Lardy, chuyên gia tại viện nghiên cứu kinh tế Peterson Institute, cho rằng quá trình tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp quốc doanh (SOE) chính là chìa khóa cho nền kinh tế Trung Quốc trong dài hạn. Hệ thống SOE vốn nổi tiếng với sự trì trệ và kém hiệu quả chỉ tạo ra 3% lợi nhuận trên tổng số tài sản 17 nghìn tỷ USD nắm giữ, chưa bằng một nửa so với khu vực tư nhân.
Đối với đồng Nhân dân tệ, ông Ha nói đồng tiền này đang trở nên khó chuyển đổi và giao dịch hơn trên khắp thế giới bởi hàng loạt chính sách thắt chặt thị trường vốn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc PBOC, sau khi tổ chức này liên tục phá giá đồng NDT vào đầu tháng 8.
Mặc dù giới quan sát cho rằng ở thời điểm hiện tại, với lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình, Bắc Kinh vẫn nắm trong tay những công cụ đủ mạnh để có thể ổn định thị trường tiền tệ. Tuy nhiên ông Ha cho rằng NDT sẽ yếu đi trong những năm tới khi mà cán cân thương mại của Trung Quốc chuyển từ thặng dư sang thâm hụt.
Nghi Điền
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy